CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp phân tích tổng hợp và so sánh, xin ý kiến chuyên gia
2.2.1. Phương pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp phân tích tổng hợp là một trong những phương pháp nghiên cứu truyền thống, cơ bản, không thể thiếu được trong bất kỳ nghiên cứu khoa học nào. Phân tích và tổng hợp là hai yếu tố không thể tách rời nhau, trong khi q trình phân tích phân chia đối tượng nhận thức thành nhiều bộ phận, từ đó xem xét cụ thể để chỉ ra mối quan hệ cấu thành và quan hệ nhân quả giữa chúng; thì quá trình tổng hợp sẽ liên kết, sắp xếp các tài liệu, thông tin đã thu thập được để tạo ra một hệ thống đầy đủ, sâu sắc về chủ đề nghiên cứu.
Trong phạm vi đề tài, học viên chủ yếu sử dụng phương pháp này trong phần đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề nghiên cứu. Dựa vào cơ sở lý luận đã rút ra ở phần trên, học viên tìm kiếm những thông tin, số liệu về thực trạng vấn đề nghiên cứu để phân tích mối liên hệ giữa chúng với các vấn đề lý luận. Trong q trình phân tích, phải xử lý được
tính logic của từng nhóm vấn đề, sau đó tiến hành tổng hợp, khái quát hóa thành những luận điểm chính, những vấn đề chung nhất, mang tính quy luật. Cuối cùng, việc phân tích, tổng hợp này sẽ rút ra những kết luận phục vụ đề tài nghiên cứu.
2.2.2. Phương pháp so sánh
Học viên chủ yếu sử dụng phương pháp này trong phần tổng quan đề tài nghiên cứu, phần cơ sở lý luận và phần đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu của luận văn. Trong phần tổng quan đề tài nghiên cứu và cơ sở lý luận, học viên tiến hành so sánh nghiên cứu của mình với các nghiên cứu khác nhau, so sánh các định nghĩa, khái niệm khác nhau liên quan đến vấn đề nghiên cứu để khái quát những điểm chung, chỉ ra điểm khác biệt và phát hiện một số vấn đề mới về mặt lý luận. Trong phần thực trạng, học viên tiến hành so sánh các nhóm số liệu hoặc thơng tin mơ tả về các khía cạnh, lĩnh vực khác nhau của chủ đề nghiên cứu để đưa ra những đánh giá khái quát về thực trạng vấn đề nghiên cứu.
Về cách thực hiện, học viên tiến hành phân loại các dữ liệu thu được thành từng nhóm khác nhau. Sau đó, học viên thực hiện so sánh các nhóm nhân tố đó trên cơ sở các tiêu chí đã định như giá trị, mức độ ảnh hưởng, số lượng, thời gian… từ đó đưa ra các kết luận phục vụ vấn đề nghiên cứu.