CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Chính sách thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp và nông nghiệp công
cơng nghệ cao
a. Chính sách hỗ trợ tín dụng
Nghị quyết số 30/2017/NQ - CP của Chính phủ ngày 7/3/2017, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về gói tín dụng 100.000 tỷ đồng từ nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại để cho vay phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch với lãi suất phù hợp, thấp hơn từ 0,5 - 1,5% so với lãi suất thị trường.
Đây là một trong những chính sách dành cho nhà đầu tư vào Việt Nam với sự hỗ trợ này, các cá nhân, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp ứng dụng cao sẽ được hưởng các ưu đãi để tạo điều kiện phát triển nơng nghiệp cơng nghệ cao.
b. Chính sách về đất đai
Chính phủ dự kiến sửa Luật Đất đai 2013 như kiến nghị của các địa phương, yêu cầu quy hoạch sử dụng đất ở các địa phương theo hướng mở rộng hạn điền, quy hoạch các điều kiện để hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao như chế độ nước tưới, kênh mương, hỗ trợ hạ tầng…, giảm thủ tục rườm rà.
Luật Đất đai 2003 đã mở rộng nhiều quyền cho các nhà đầu tư nước ngồi, cụ thể như: được lựa chọn hình thức thuê đất, đặc biệt là thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê (lợi thế hơn các doanh nghiệp trong nước); được thuê đất từ nhiều chủ thể khác nhau; các dự án có 100% vốn nước ngoài đều được áp dụng cơ chế Nhà nước thu hồi đất…
Theo quy định tại Nghị định 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước thì tương tự như các dự án thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn khuyến khích đầu tư khác, dự án đầu tư trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp được hưởng ưu đãi liên quan đến việc sử dụng đất đai như sau:
- Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư thực hiện tại địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được miễn tiền thuê đất;
- Dự án thuộc danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư được miễn tiền thuê đất đến 3 năm;
- Dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư được miễn tiền thuê đất đến 7 năm;
- Dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; dự án thuộc danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư và thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được miễn tiền thuê đất đến 11 năm;
- Dự án thuộc danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được miễn tiền thuê đất đến 15 năm.
Ngoài ra, việc giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước còn được áp dụng cho hợp tác xã thuê đất để làm mặt bằng sản xuất kinh doanh (được giảm 50%); trường hợp thuê đất, thuê mặt nước để sử dụng vào mục đích sản xuất nơng nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối mà bị thiên tai, hỏa hoạn gây thiệt hại dưới 40% sản lượng thì được xét giảm tiền thuê tương ứng; nếu thiệt hại từ 40% trở lên thì được miễn tiền thuê đối với năm bị thiệt hại.
Ngồi ra, các chính sách đất đai đối với FDI còn được hướng dẫn, quy định cụ thể trong một số văn bản dưới Luật khác như: Nghị định số 181/2004/NĐ-CP về thi hành Luật Đất đai (2003); Nghị định 69/2009/NĐ-CP quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư và Nghị định số 88/2009/NĐ-CP về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất); Nghị định số 188/2004/NĐ-CP về phương pháp định giá đất và khung giá các loại đất; Nghị định số 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 198/2004/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất; và Nghị định số 121/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước…
Luật Đất đai 2013 được Quốc hội thông qua vào ngày 29/11/2013 đã thiết lập sự bình đẳng hơn trong việc tiếp cận đất đai giữa nhà đầu tư trong và nước ngoài. Đối với nhà đầu tư nước ngoài hiện chủ yếu thực hiện cơ chế thuê đất, nhưng trong quy định mới, các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án làm nhà ở để bán hoặc cho th thì sẽ được giao đất có thu tiền thuê đất. Bên cạnh đó, Luật đất đai 2013 cũng quy định cụ thể điều kiện được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư nhằm lựa chọn được nhà đầu tư có năng lực thực hiện dự án và quy định hồn chỉnh hơn các chính sách đất đai đối với khu vực nông nghiệp.
Việc miễn giảm tiền thuê đất được thực hiện theo quy định tại Nghị định 46/2014/NĐ-CP về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước (thay thế cho Nghị định142/2005/NĐ-CP về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước và Nghị định 121/2010/NĐ-CPsửa đổi Nghị định 142/2005/NĐ-CP về thu tiền thuê đất, mặt nước kể từ ngày 01/07/2014). Theo đó, tương tự các dự án thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn khuyến khích đầu tư khác, dự án đầu tư trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp được hưởng ưu đãi liên quan đến việc sử dụng đất đai; cụ thể như sau:
- Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt đặc biệt ưu đãi đầu tư được đầu tư tại địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước cho cả thời hạn thuê;
- Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong thời gian xây dựng cơ bản theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng tối đa không quá 03 năm kể từ ngày có quyết định cho thuê đất, thuê mặt nước. Trường hợp người thuê đất sử dụng đất vào mục đích sản xuất nơng nghiệp (trồng cây lâu năm) theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì thời gian xây dựng cơ bản vườn cây được miễn tiền thuê đất áp dụng đối với từng loại cây thực hiện theo quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lâu năm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.
- Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước sau thời gian được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước của thời gian xây dựng cơ bản theo quy định tại Khoản 2
Điều này, cụ thểnhư sau: (a) 3 năm đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư; (b) 7 năm đối với dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; (c) 11 năm đốivới dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; dự án đầu tư thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư; dự án thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; (d) 15 năm đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư, lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư).
- Việc miễn tiền thuê đất đối với dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn thực hiện theo quy định của Chính phủ về ưu đãi đầu tư trong nông nghiệp, nông thôn (Điều 19, Nghị định 46/2014/NĐ-CP).
Bên cạnh đó, việc giảm tiền th đất, th mặt nước cịn được áp dụng cho hợp tác xã thuê đất để làm mặt bằng sản xuất kinh doanh (được giảm 50%); trường hợp thuê đất, thuê mặt nước để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối mà bị thiên tai, hỏa hoạn gây thiệt hại dưới 40% sản lượng thì được xét giảm tiền thuê tương ứng; nếu thiệt hại từ 40% trở lên thì được miễn tiền thuê đối với năm bị thiệt hại (Điều 20, Nghị định 46/2014/NĐ-CP).
c. Chính sách khuyến khích phát triển nơng nghiệp
Chính phủ Ban hành Nghị định số 57/2018/NĐ-CP Về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Theo Nghị định số57/2018/NĐ-CPcủa Chính phủ, các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn sẽ được hưởng nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích của Nhà nước.
Theo quy định, các doanh nghiệp thuộc đối tượng ưu đãi sẽ được ưu đãi và hỗ trợ thông qua việc miễn, giảm tiền sử dụng đất, giảm tiền thuê đất, thuê
mặt nước của Nhà nước; hỗ trợ tập trung đất đai, tiếp cận hỗ trợ tín dụng; hỗ trợ nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường, hỗ trợ đầu tư cơ sở.
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Nghị quyết số 19/2018-NQ-CP ngày 15/5/2018 về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo.
Theo tinh thần của Nghị quyết: Triển khai các hoạt động góp phần cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; Tạo dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; Bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp; Giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Triển khai hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và các chương trình, dự án hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp.
d. Chính sách Ưu đãi cho doanh nghiệp nơng nghiệp ứng dụng công
nghệ cao
Để thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao, Chính phủ Việt Nam đã tạo ra nhiều ưu đãi để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam. Theo Luật Công nghệ cao năm 2008, Quyết định số 19/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15/06/2015 quy định tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ cao; Quyết định số 66/2014/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/11/2014 về việc phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm cơng nghệ cao được khuyến khích phát triển; Thơng tư số 13/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn ngày 25/03/2015 về hướng dẫn trình tự, thủ tục công nhận tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, các doanh nghiệp nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao có đủ các điều kiện sau sẽ được nhận ưu đãi, hỗ trợ:
a) Ứng dụng công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển để sản xuất sản phẩm nông nghiệp;
b) Có hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm ứng dụng công nghệ cao để sản xuất sản phẩm nông nghiệp;
c) Tạo ra sản phẩm nơng nghiệp có chất lượng, năng suất, giá trị và hiệu quả cao;
d) Áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam; trường hợp chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam thì áp dụng tiêu chuẩn của tổ chức quốc tế chuyên ngành. Cụ thể ưu đãi, hỗ trợ cho doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao bao gồm:
- Hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
- Được xem xét hỗ trợ kinh phí nghiên cứu, thử nghiệm, đào tạo, chuyển giao cơng nghệ từ kinh phí của Chương trình quốc gia phát triển cơng nghệ cao.
Bên cạnh việc áp dụng các hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư nêu trên, các văn bản pháp luật, chính sách chung có liên quan đến lĩnh vực phát triển nông nghiệp và nông thôn cũng tạo môi trường thuận lợi để khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực quan trọng này.
e. Chính sách thúc đẩy đầu tư phát triển nông nghiệp và nông
nghiệp công nghệ cao:
Hiện nay, các nhà đầu tư thường chú trọng đến việc ứng dụng những máy móc hiện đại, áp dụng công nghệ, bài tốn hữu ích cho hoạt động sản xuất nơng nghiệp. Do đó, có những chính sách để khuyến khích ứng dụng các cơng nghệ hiện đại thay cho cách làm truyền thống, như việc áp dụng công nghệ điện tốn đám mây trong việc chăm sóc và quản lý cây trồng; sử dụng công nghệ hiện đại để vận hành, quản lý các trang trại chăn nuôi; quản lý dữ liệu điện toán đám mây trong việc sản xuất và chế biến tơm.
Trong tổng thể chính sách thu hút và sử dụng FDI của Việt Nam, nông lâm ngư nghiệp và công nghiệp chế biến trong các lĩnh vực này luôn được coi là các ngành nghề khuyến khích hoặc đặc biệt khuyến khích đầu tư. Nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng thuộc diện ưu đãi đầu tư theo Luật Đầu tư 2014 và Nghị định 118/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/11/2015 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư. Theo đó, các ngành nghề ưu đãi đầu tư liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp bao gồm: Hoạt động công nghệ cao, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao; hoạt động nghiên cứu và phát triển; Nuôi trồng, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản; áp dụng các hình ưu đãi
- Các hình thức áp dụng ưu đãi đầu tư, bao gồm:
+ Áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thơng thường có thời hạn hoặc tồn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp;
+ Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện để thực hiện dự án đầu tư; Miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất.
- Các hình thức hỗ trợ đầu tư:
a) Hỗ trợ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào dự án;
b) Hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; c) Hỗ trợ tín dụng;
d) Hỗ trợ tiếp cận mặt bằng sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ di dời cơ sở sản xuất ra khỏi nội thành, nội thị; Hỗ trợ khoa học, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ;
e) Hỗ trợ phát triển thị trường, cung cấp thông tin; g) Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển.
Ngồi ra, chính sách thu hút FDI được áp dụng chủ yếu dưới hình thức ưu đãi về thuế, tín dụng, sử dụng đất đai và ứng dụng công nghệ cao, cụ thể là:
f. Thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008, các dự án thuộc ngành nghề ưu đãi đầu tư chỉ áp dụng đối với: (i) các dự án trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã; (ii) các dự án cung cấp dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp; và (iii) các hợp tác xã dịch vụ nơng nghiệp và quỹ tín dụng nhân dân, với thuế suất thuế ưu đãi 20% trong 10 năm, được miễn thuế trong 2 năm và giảm 50% trong 3 năm tiếp theo. Ngoài ra, mức thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi hơn