Vai trò và mục tiêu của quản lý nhà nước về thanh toán trong thương mạ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thanh toán trong thương mại điện tử ở việt nam (Trang 27 - 29)

1.2. Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về thanh toán trong thương mại điện tử

1.2.2.Vai trò và mục tiêu của quản lý nhà nước về thanh toán trong thương mạ

trường khơng gian số hóa. Tính “thương mại” ở đây giống với thương mại trong truyền thống, là hoạt động với mục đích sinh lời, bao gồm mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, xúc tiến thương mại, đầu tư… với mục đích sinh lời. Sự khác biệt giữa TMĐT với thương mại truyền thống ở yếu tố phương tiện và hình thức tiến hành hoạt động kinh doanh – thương mại trên môi trường điện tử. Và ở đây, thanh toán TMĐT là một trong số các yếu tố tạo nên sự khác biệt với thương mại truyền thống.

Vậy, quản lý Nhà nước về thanh toán trong TMĐT được hiểu là quá trình Nhà nước sử dụng các cơng cụ quản lý (các chính sách, nghị định, văn bản pháp luật,…) của mình để tác động (quản lý, kiểm soát, hỗ trợ,…) hoạt động thanh tốn điện tử, trong q trình tham gia TMĐT của các chủ thể, nhằm đạt được các mục tiêu phát triển TMĐT đã đề ra. Chủ thể trực tiếp đứng ra, tham gia vào quá trình

QLNN ở đây là Bộ Cơng thương, phối hợp với các bên có liên quan.

1.2.2. Vai trò và mục tiêu của quản lý nhà nước về thanh toán trong thương mại điện tử điện tử

Nhà nước mỗi quốc gia cần có hoạt động quản lý TMĐT nói chung cũng như thanh tốn trong TMĐT nói riêng.

Đầu tiên, QLNN cần có vai trị trong việc thiết lập các hình thức thanh tốn TMĐT, bởi đây chính là sự khác biệt lớn giữa thương mại truyền thống và TMĐT. Trong bối cảnh Nhà nước đẩy mạnh hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt, mục tiêu tương lai xóa bỏ hồn tồn việc thanh tốn bằng tiền giấy.

Tiếp theo, Nhà nước cần có các chính sách, tiêu chí đánh giá khả năng cũng như hiệu quả của các bên tham gia cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử. Bởi trên thị trường thế giới, với điều kiện đi trước cùng nền kinh tế, khoa học công nghệ phát triển, Việt Nam là một quốc gia đi sau nhưng sự phát triển của các kênh thanh toán TMĐT là rất mạnh. Vậy nên sự đánh giá là cần thiết giúp tìm ra, quản lý hình thức thanh tốn hiệu quả nhất.

Sau khi có các tiêu chí đánh giá, QLNN sẽ phải đưa ra được thủ tục đăng ký thiết lập thanh toán TMĐT. Thủ tục cần rõ ràng, bám sát vào TMĐT, tránh sự chồng chéo, phù hợp với luật pháp Việt Nam và quốc tế,…

18

Khi đã hình thành được khả năng thanh toán TMĐT, các văn bản đề ra tiêu chí đánh giá, giám sát và chứng thực khả năng thanh toán là điều cần thiết. Các tiêu chí đánh giá cần bám sát với thực tế, từ đó cho ra tính hiệu quả, khả năng vận dụng trong đời sống cao, góp phần phát triển mảng thanh tốn TMĐT nói riêng và TMĐT nói chung.

Khi có những thắc mắc, vấn đề cần được giải quyết của các cá nhân, tổ chức tham gia TMĐT, Nhà nước – cụ thể là Bộ Công Thương cần đưa ra cách thức giải đáp kịp thời. Vậy nên, việc xây dựng một công thông tin quản lý hoạt động thanh tốn TMĐT, nằm trong cổng thơng tin quản lý hoạt động TMĐT là vấn đề cần được lưu ý. Đây sẽ là nơi giải đáp thắc mắc, cung cấp thơng tin về chính sách, quy định,… đơn giản nhất tới người sử dụng dịch vụ.

Một vấn đề khác quan trọng thuộc vai trị của QLNN trong TMĐT là an tồn, an ninh trong giao dịch TMĐT. Việc TMĐT phát triên cũng như các hình thức thanh tốn sẽ kéo theo nhiều hệ lụy bên cạnh mặt tích cực mà nó đem lại. Chính vì đó, việc cần có những chính sách để đảm bảo an tồn, an ninh trên TMĐT và thanh toán TMĐT là vấn đề hết sức cấp bách.

Cuối cùng, QLNN cần đề ra những biện pháp thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm cũng như tổ chức giải quyết các tranh chấp trong thanh toán, giao dịch TMĐT.

Tương tự như các hoạt động quản lý khác, QLNN về TMĐT xác định mục tiêu liên quan đến chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Mục tiêu này gồm phát triển TMĐT theo hướng phát triển lâu dài, tầm nhìn trung và dài hạn. Từ đó thúc đẩy q trình xã hội hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế đất nước trong thời kỳ hội nhập sâu rộng. Sự phát triển cần gắn liền với thị trường trong nước và phù hợp với tình hình chung trên thế giới.

Đối với thanh toán trong TMĐT, mục tiêu của QLNN là (1) tạo ra một môi trường giao dịch hiệu quả, lành mạnh, an tồn. Điều này giúp thúc đẩy quả trình lưu thơng tiền tệ, hạn chế các điểm yếu từ trước của hình thức thanh toán truyền thống đã hiện hữu trong một khoảng thời gian rất dài. Từ đó, xây dựng một tầm nhìn xa về hình thức thanh tốn nhanh chóng, thuận tiện, kích thích tiêu dùng, phát triển nền

19

kinh tế. Xóa bỏ rào cản mà thanh tốn truyền thống đang hiện hữu; (2) quản lý kiểm soát các giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ tài chính góp phần giảm thiểu hậu quả xấu phát sinh trong giao dịch điện tử như trốn thuế, gian lận khi lập hóa đơn, chứng từ; (3) tuyên truyền, đào tạo, tập huấn kỹ năng giao dịch thanh toán trong TMĐT để mọi người dân có hiểu biết nhất định và nâng cao trình độ chun mơn cho các cán bộ nhân viên làm việc trực tiếp; (4) hệ thống công nghệ thông tin được đẩy mạnh ứng dụng, đầu tư và phát triển để tạo nền tảng hoạt động an toàn, bảo mật và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thanh toán trong thương mại điện tử ở việt nam (Trang 27 - 29)