Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về thanh toán trong thương mạ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thanh toán trong thương mại điện tử ở việt nam (Trang 39 - 42)

1.2. Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về thanh toán trong thương mại điện tử

1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về thanh toán trong thương mạ

trung gian tài chính và giải pháp thanh tốn.

1.2.3.7. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về thanh toán trong hoạt động thương mại điện tử

Các nội dung thực hiện bao gồm:

Thực hiện giám sát báo cáo của các đơn vị kinh doanh TMĐT và các đơn vị cung cấp giải pháp thanh toán cho hoạt động TMĐT.

Thực hiện thanh tra kiểm tra định kỳ và bất kỳ thực tế tại cơ sở và trực tiếp trên website: hoạt động thanh toán, ưu đãi khuyến mại trong thanh toán, điều kiện điều khoản thanh toán.

Tiếp nhận khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trên cơ sở các quy định của pháp luật đã ban hành và hướng dẫn thực hiện.

1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về thanh toán trong thương mại điện tử mại điện tử

1.2.4.1 Nhân tố chủ quan

- Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý là một yếu tố đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến hoạt động của mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Trong từng nước, trong đó bao gồm cả Việt Nam các ngân hàng chỉ có thể áp dụng dịch vụ e-Banking khi tính pháp lý của nó được thừa nhận (biểu hiện cụ thể bằng sự thừa nhận pháp lý giá trị của các giao dịch điện tử, các thanh toán điện tử, chứng từ điện tử…) và có các cơ quan xác thực (chứng nhận chữ ký điện tử, hay chấp nhận chữ ký điện tử). Môi trường pháp lý ổn định đem lại tác động tích cực tới sự phát triển của các loại hình dịch vụ mới này vì các hoạt động của các doanh nghiệp sẽ được đảm bảo chính bằng hệ thống pháp luật của quốc gia mình. Chính vì vậy, mơi trường pháp lý của quốc gia địi hỏi cần ngày càng hồn thiện hơn, tăng tính ổn định để đảm bảo các hoạt động e-Banking được

30

thông suốt. Tại Việt Nam vấn đề này còn thể hiện ở các quy định thanh tốn khơng dùng tiền mặt qua ngân hàng.

- Hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin

Sự phát triển mạnh mẽ của CNTT, truyền thông đã kéo theo sự ra đời của e- banking. Chính vì vậy, một hạ tầng cơ sở CNTT đủ năng lực sẽ là nhân tố quan trọng giúp tiến hành thực tế và một cách có hiệu quả các hoạt động của e-Banking. Đòi hỏi về hạ tầng cơ sở CNTT bao gồm hai mặt: một là tính tiên tiến, hiện đại về cơng nghệ và thiết bị, hai là tính phổ cập về kinh tế (đủ rẻ tiền để đơng đảo người có thể tiếp cận được). Các ngân hàng muốn phát triển loại hình dịch vụ này cần đến nguồn vốn ban đầu lớn, chất lượng để đầu tư và hoàn thiện cơ sở hạ tầng CNTT của ngân hàng mình. Từ đó giúp tạo ra sự phát triển lớn mạnh của e-Banking của riêng mình. Trên thực tế, tại Việt Nam, dễ dàng thấy các yếu tố như sự phát triển của mạng viễn thông cũng như chất lượng, sự hoạt động ổn định của mạng này, mức độ trang bị máy tính trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân,... ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của e-Banking.

- Nguồn nhân lực

Khi phát triển dịch vụ e-Banking, có thể các ngân hàng giảm được đáng kể nguồn nhân lực do có nhiều cơng đoạn được tự động hố và có máy móc hỗ trợ đắc lực. Phát triển nhân lực mạnh mẽ sẽ góp phần to lớn cho những thành cơng của e-Banking.

- Nhận thức của người dân về thanh toán điện tử

Thanh toán trong TMĐT hiện là một lĩnh vực mới và hiện nay ít có các hướng dẫn từ cơ bản đến nâng cao dành cho người dân. Lĩnh vực này hiện phổ biến đối với giới trẻ, nguồn khách hàng sử dụng với khả năng học hỏi cao, dễ dàng tiếp cận, thay đổi với những cái mới. Tuy nhiên, TMĐT liên tục thay đổi cập nhật, kéo theo đó là hình thức thanh tốn cũng liên tục được nâng cấp. Người sử dụng cần có những sự hiểu biết được cập nhật liên tục, tránh xảy ra trường hợp bị lừa đảo, mất tiền,… dẫn dến mất niềm tin vào thanh toán TMĐT.

31

Khu vực có nền kinh tế - xã hội phát triển sẽ có những yếu tốt cần thiết trong việc QLNN về thanh toán TMĐT. Một khu vực kinh tế - xã hội phát triển, người dân có đủ khả năng tiếp cận với các loại hình thanh toán, hiểu biết và thực hiện đúng với pháp luật, khai thác được đầy đủ và hiệu quả trong thanh toán TMĐT. Cơ quan QLNN vừa ban hành, vừa dễ dàng lắng nghe, tiếp thu ý kiến để phát triển trong công tác quản lý. Còn với các nước kém phát triển, việc tạo ra mơi trường TMĐT chưa chắc có thể thực hiện được, chưa nghĩ đến chuyện quản lý thanh toán ra sao, như nào,…

1.2.4.2 Nhân tố khách quan

- Các yếu tố thuộc về phía người sử dụng: bảo quản thông tin cá nhân, thiết

bị đăng nhập và đường truyền tải thông tin giao dịch.

- Sự gia tăng không ngừng của các loại tội phạm công nghệ cao

Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của TMĐT cùng khoa học công nghệ, một bộ phận những kẻ lừa đảo công nghệ cao cũng xuất hiện song song. Các quy định hiện hành cùng khả năng quản lý chưa kịp thời cập nhật, có những chính sách theo kịp môi trường kinh doanh TMĐT hiện nay.

- Vị trí địa lý:

Dễ nhận thấy thông qua các số liệu về sự nhận thức trong thanh toán điện tử phổ biến tập trung ở các thành phố lớn, khu vực thành thị, nơi người dân được tiếp cận với sự phát triển về khoa học công nghệ hiện đại. Đối với khu vực nông thôn hay trong các khu vực vùng sâu vùng xa, điều kiện tiếp cận đến thanh toán điện tử thực sự gặp khó khăn. Một số khu vực với điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu khơng phù hợp để xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho TMĐT nói chung và thanh tốn TMĐT nói riêng.

- Yếu tố thiên nhiên:

Mưa bão lớn làm gián đoạn khả năng truyền tín hiệu, gây gián đoạn q trình thanh tốn trong thương mại điện tử, các sự việc cá mập cắn đứt cáp quang AGG gây ra hiện tượng chập chờn trong thanh toán đi quốc tế và ngược lại,… là một trong số các hiện tượng mà trong năm qua nước ta gặp phải, gây cản trở trong quá trình thực hiện chuyển đổi thanh toán.

32

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thanh toán trong thương mại điện tử ở việt nam (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)