Một số kinh nghiệm quản lý Nhà nước về thanh toán thương mại điện tử ở

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thanh toán trong thương mại điện tử ở việt nam (Trang 43 - 46)

ở một số nước trên thế giới

Năm 2018, các sàn TMĐT thế giới ghi nhận doanh thu 2.860 tỷ USD. Sau 2 năm, con số này đang tăng lên theo cấp số nhân. Bức tranh phát triển siêu tốc

34

của ngành TMĐT đã lớn đến nỗi, Credit Suisse mạnh dạn đưa ra dự báo: Doanh thu đến năm 2022 từ TMĐT sẽ đạt 6.000 tỷ USD, bất chấp những dư âm hệ lụy từ đại dịch COVID-19.

Trong “bức tranh” TMĐT tươi sáng đó, các nước Đơng Nam Á – vốn có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam – được dự báo cũng đạt bước phát triển bùng nổ. Tính đến cuối năm 2019, doanh thu từ TMĐT tính gộp của các nước Đông Nam Á đạt khoảng 38 tỷ USD. Con số này chiếm tỷ lệ còn rất nhỏ, nhất là khi đặt cạnh mức doanh thu hàng trăm, hàng nghìn tỷ USD của châu Á và thế giới. Tuy nhiên, với việc các nước Đông Nam Á đều đang đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế tốt, doanh thu từ TMĐT dự báo sẽ nhanh chóng cán mốc 100 tỷ USD vào năm 2025.

Với sự phát triển bùng nổ như vậy, vấn đề thiết lập các chính sách kiểm sốt nguy cơ phát sinh từ hoạt động kinh doanh TMĐT được các nước quan tâm đặc biệt. Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc... từ lâu đã xây dựng các chế tài nghiêm ngặt để đảm bảo thu thuế, chống hàng lậu, hàng giả hay bảo hộ hàng hóa nội địa... trên các sàn TMĐT. Và tại các nước mới phát triển như Ấn Độ hay khu vực Đông Nam Á, các chế tài cũng đang được xây dựng và hồn thiện khơng ngừng.

Trung Quốc: TMĐT đã phát triển mạnh ở Trung Quốc từ năm 1997. Sau hai thập kỷ, Chính phủ Trung Quốc hiện tập trung xây dựng và phát triển mạnh thương mại điện tử xuyên biên giới. Thương mại điện tử xuyên biên giới bắt đầu tăng trưởng đáng kể vào năm 2011 và hiện là một phần quan trọng của ngoại thương Trung Quốc. Nhận thức được những lợi ích mà thương mại điện tử xuyên biên giới mang lại, chính phủ Trung Quốc đã bắt tay vào việc ban hành một loạt các chính sách có lợi cho ngành cơng nghiệp này. Đồng thời, việc thanh tốn khơng dùng tiền mặt, cũng là nhân tố thúc đẩy phát triển TMĐT ở Trung Quốc. Thanh toán mã QR code phổ thông diện rộng đến cả các cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ vỉa hè. Mới đây, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã chính thức phát hành tiền nhân dân tệ điện tử vào đầu tháng 5/2020. Như vậy, Trung Quốc là nền kinh tế đầu tiên trên thế giới vận hành đồng tiền kỹ thuật số có chủ quyền, hồn toàn khác với đồng bitcoin không biên giới. Đồng nhân dân tệ điện tử có giá trị như tiền giấy

35

thông thường, được ngân hàng trung ương Trung Quốc công nhận, nhưng chỉ tồn tại dưới dạng mã code trong ví điện tử. Tiền điện tử cho phép người dùng thanh toán, nhận và chuyển tiền như các nền tảng thanh toán trực tuyến Alipay và WeChat Pay. Chức năng chạm cho phép hai người dùng chạm điện thoại vào nhau để thực hiện giao dịch chuyển tiền. Nhân dân tệ điện tử hoạt động với quy trình: Người tiêu dùng và doanh nghiệp sẽ tải xuống ví kỹ thuật số trên điện thoại di động và nạp tiền kỹ thuật số từ tài khoản ngân hàng của họ. Sau đó, họ có thể thanh tốn hoặc nhận tiền từ bất kỳ ai có ví điện tử, giống như việc sử dụng tiền mặt thông thường. Đồng NDT điện tử là đồng tiền pháp định, được kiểm sốt bởi chính phủ và khơng hồn tồn phụ thuộc vào cơng nghệ Blockchain sẽ giải quyết được bài toán rủi ro thanh toán tiền mặt trong TMĐT mà các đơn vị TMĐT và logistic đang phải đối mặt.

Mỹ: Để bảo vệ lượng người tiêu dùng đang hoạt động trực tuyến ngày càng

tăng, các nhà lập pháp liên bang Hoa Kỳ đã phát triển luật và chính sách giúp đảm bảo an toàn cho giao dịch của người tiêu dùng trong thương mại điện tử.“Để tạo thêm sự bảo vệ cho người tiêu dùng mua hàng trực tuyến, Quốc hội đã thông qua Đạo luật ROSCA, vào năm 2010. ROSCA lấp đầy những khoảng trống trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng trực tuyến đang ngày càng phát triển. Ví dụ: luật quy định một thơng lệ được gọi là truyền dữ liệu, xảy ra khi người mua hàng trực tuyến thực hiện mua hàng với một thương gia, nhưng thương gia này sau đó sử dụng bên thứ ba để xử lý thanh tốn. Nếu khơng có quy định, điều này sẽ mở ra cơ hội cho bên thứ ba bán dữ liệu khách hàng, kiếm lợi nhuận từ thông tin cá nhân của người tiêu dùng. ROSCA nghiêm cấm việc truyền dữ liệu để ngăn chặn việc bán thông tin cá nhân của người tiêu dùng”.

Hai cơ quan điều hành có liên quan nhiều nhất đến việc bảo vệ người tiêu dùng trực tuyến là Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) và Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC). FCC và FTC chia sẻ quyền tài phán pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng trực tuyến và bản ghi nhớ được thực thi bởi các cơ quan, phân chia vai trò và trách nhiệm rộng rãi dựa trên các nhiệm vụ tương ứng. FCC được yêu cầu thúc đẩy tính minh bạch trong giao tiếp trực tuyến tùy theo yêu cầu của nhiệm vụ. Để đáp ứng

36

yêu cầu này, cơ quan này sẽ giám sát thị trường trực tuyến và xác định hoạt động kinh doanh gây cản trở. Điều này bao gồm xem xét khiếu nại của người tiêu dùng khơng chính thức và thực hiện điều tra khi thích hợp. FTC, mặt khác, chịu trách nhiệm ngăn chặn hoạt động kinh doanh khơng cơng bằng và lừa đảo trong TMĐT. Vì vậy, trong khi FCC chịu trách nhiệm xem xét khiếu nại của người tiêu dùng, FTC điều tra và thực hiện hành động thực thi chống lại những người được cho là đã vi phạm luật.

Indonesia: “Vào cuối năm 2019, Indonesia đã đưa ra bộ luật được chờ đợi từ

lâu về TMĐT mang tên GR80-2019. GR80-2019 đã được ban hành để cải thiện việc quản trị hoạt động giao dịch điện tử và dựa trên internet, đảm bảo tuân thủ thuế của doanh nghiệp TMĐT. GR80-2019 xuất hiện khi nền kinh tế internet của Indonesia trải qua sự tăng trưởng nhanh chóng với hơn 10% trong số 270 triệu dân của Indonesia đam mê mua sắm trực tuyến - đưa ngành công nghiệp TMĐT của nước này trở thành một trong những nước năng động và lớn nhất ở Đông Nam Á. Bằng cách phát hành GR 80-2019, Chính phủ sẽ giải quyết vấn đề tiềm ẩn gây khó khăn cho ngành TMĐT của Indonesia, đặc biệt là về nghĩa vụ pháp lý và thuế của các cửa hàng trực tuyến và hướng dẫn bảo vệ người tiêu dùng. Khung pháp lý được nêu trong GR80-2019 sẽ khuyến khích nhà đầu tư nước ngồi, những người mong muốn tận dụng một ngành cơng nghiệp được dự đốn sẽ có tổng giá trị thị trường là 133 tỷ USD vào năm 2025. Thị trường trực tuyến được phép hợp tác với hệ thống dịch vụ thanh toán trực tuyến được ủy quyền bởi Ngân hàng Indonesia (ngân hàng trung ương). Nhà khai thác dịch vụ thanh tốn được u cầu duy trì tiêu chuẩn bảo mật cao nhất cho hệ thống điện tử, được quy định bởi Cơ quan Dịch vụ Tài chính, Cơ quan Mật mã và Điện tử Nhà nước và ngân hàng trung ương.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thanh toán trong thương mại điện tử ở việt nam (Trang 43 - 46)