Rủi ro trong chuỗi cung ứng 1.Nhận dạng rủi ro

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN HỌC QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA APPLE TẠI THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 20162020 (Trang 35 - 39)

2.2.3.1.Nhận dạng rủi ro

Rủi ro trong chuỗi cung ứng là bất kỳ những rủi ro nào về các dịng thơng tin, nguyên vật liệu, các sản phẩm từ nhà cung cấp ban đầu đến việc phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng.

Các nhà cung cấp tại Trung Quốc đại lục và Hong Kong đã trở thành nguồn cung cấp linh kiện lớn thứ hai của nhà sản xuất iPhone, chỉ đứng sau các công ty linh kiện có trụ sở tại Đài Loan, theo phân tích về danh sách 200 nhà cung cấp hàng đầu

Theo đó, tổng số địa điểm sản xuất của Apple tại Trung Quốc đại lục đã tăng 26 địa điểm lên 380, chiếm gần 50% tổng số địa điểm tham gia vào chuỗi cung ứng của Apple. Một số nhà cung cấp khơng có trụ sở tại Trung Quốc vẫn vận hành nhà máy của họ tại đây.

Chuỗi cung ứng của Apple phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc, vì thế, dễ thấy rằng một sự bất định trong chuỗi cung ứng này sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của ông lớn công nghệ này

2.2.3.2.Phân tích rủi ro

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

Căng thẳng giữa hai cường quốc kinh tế này leo thang đến đỉnh điểm khi chính phủ Mỹ tuyên bố áp thuế nhập khẩu 25% lên khối hàng hóa tiêu dùng 300 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc, điều này khiến nhà máy sản xuất tại Trung Quốc vào tình trạng khủng hoảng. Trong thời gian bùng nổ của Apple tại Trung Quốc, nhà sản xuất Đài Loan đã thúc đẩy việc xây dựng một khu công nghiệp mới gần Trịnh Châu ở tỉnh Hà Nam chỉ để hỗ trợ sản xuất iPhone. Chính quyền địa phương cũng đã bỏ ra 1,5 tỷ USD để giúp xây dựng nhà máy và nhà ở cho 400.000 công nhân và 10 tỷ USD cho một sân bay mới. Chính vì sự phụ thuộc này mà khi xảy ra xung đột Mỹ- Trung xảy ra, dây chuyền sản xuất của Apple đã bị ảnh hưởng. Quy mô và sự phức tạp của việc lắp ráp Iphone sẽ là một thách thức lớn của Apple, chuỗi cung ứng đang có nguy cơ rơi vào hỗn loạn trong khi đó để xây dựng một chuỗi cung ứng mới thực sự khó khăn tại thời điểm đó.

Bối cảnh dịch bệnh Covid-19

Trung Quốc là động cơ tăng trưởng quan trọng của Apple trong suốt nửa thập niên vừa qua, khi doanh thu tại thị trường này tăng mạnh từ 2,8 tỷ USD vào năm 2010 lên đến 59 tỷ USD năm 2015. Dù thị trường Trung Quốc vẫn chiếm tới 18% tổng doanh thu của Apple trong 10 năm qua, chỉ đứng thứ 2 sau Mỹ, tuy nhiên, doanh số bán đã có sự sụt giảm đáng kể trong giai đoạn 2016-2020. Đỉnh điểm là vào năm 2019, khi nền kinh tế bị suy thoái dưới tác động của dịch bệnh Covid-19.

Các nhà máy lắp ráp sản phẩm của Apple tại Trung Quốc, được điều hành chủ yếu bởi Hon Hai Precision Industry hay còn gọi là Foxconn, đã hoạt động với công suất thấp trong giai đoạn dịch bệnh do virus corona được phát hiện và bắt đầu bùng nổ tại Trung Quốc. Foxconn hy vọng hoạt động sản xuất sẽ quay về trạng thái bình thường khi đại dịch vượt qua mức đỉnh điểm. Sự quy giảm sản xuất trong những tháng đầu năm 2020 đã khiến nguồn cung của iPhone và AirPods bị hạn chế. Đầu tháng 3/2020, các nhân viên bán lẻ của Apple đã được thơng báo về tình trạng thiếu iPhone thay thế. Bên cạnh đó, một sản phẩm mới là phụ kiện bàn phím cho iPad Pro được cơng bố ngày 18/3 nhưng đến tháng 5/2020 mới mở bán. Sự chậm trễ bất thường này tiết lộ dấu hiệu căng thẳng trong chuỗi cung ứng của Apple, nhưng cũng cho thấy cơng ty vẫn có khả năng sản xuất hàng loạt thiết bị khi có đủ thời gian.

Lắp ráp hàng loạt chỉ là một phần trong chuỗi cung ứng của Apple. Công ty và nhiều đối tác đã dành nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm tìm nguồn cung ứng các bộ phận riêng lẻ để lắp ráp cho sản phẩm cuối. Và bất kỳ sự gián đoạn nào trong mạng lưới phức tạp này đều có thể làm chậm việc giới thiệu các thiết bị mới trong tương lai. Thực tế cho thấy, không phải tất cả các hoạt động trong chuỗi cung ứng của Apple đều bình thường vì tốc độ của các bộ phận lắp ráp vẫn chậm. Cần có thêm thời gian để hoạch định lại các kế hoạch trong chuỗi cung ứng để các bộ phận trong hệ thống chuyển động đều đặn trở lại.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN HỌC QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA APPLE TẠI THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 20162020 (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w