Để hạn chế được rủi ro đến từ khách hàng cũng như giữ chân khách hàng trung thành, Apple đã không cần “chèo kéo” khách hàng mua hàng, cũng không cần đầu tư quá nhiều ngân sách vào quảng bá truyền thông mà số lượng người mua ở Trung Quốc vẫn tăng cao, trở thành thị trường số 1 của Apple. Để đạt được điều này, Apple chú tâm vào việc phát triển chất lượng sản phẩm dịch vụ, đồng thời thực hiện các chiến lược dài hạn.
Apple giữ chân khách hàng nhờ chất lượng sản phẩm đặc biệt. Một trong những điều làm cho giá trị thương hiệu của Apple được đánh giá là cao ngất ngưởng và đạt ngưỡng 1000 tỷ USD đó chính là “IOS là hệ điều hành đóng” và định hướng là thương hiệu cao cấp. Những sản phẩm như iPhone, iPad, Macbook được thiết kế sản xuất và hoạt động vô cùng bền bỉ, khi sử dụng trong dài hạn thì thiết bị khơng bị giật, lag, vịng đời sản phẩm khá dài. Đồng thời, hãng đang dần thay đổi chiến lược tăng trưởng dựa trên doanh số sang tăng trưởng bền vững với mục tiêu, hạn chế tối đa lượng khách hàng rời đi.
Apple sử dụng chiêu trò để kích thích khách hàng nâng cấp. Thuyết âm mưu mà giới công nghệ từ lâu đã nhắc đến về cách Apple buộc khách hàng mua iPhone mới, đó là cố tình làm chậm iPhone đời cũ để ép người dùng phải nâng cấp iPhone mới. Việc Apple giữ chân khách hàng bằng cách này là hồn tồn có cơ sở vì khi dung lượng pin sụt giảm, tốc độ xử lí của máy cũng có xu hướng giảm theo, dẫn đến chậm hơn so với thông thường. Đến nay, Apple vẫn lên tiếng phủ nhận mọi cáo buộc mà giới công nghệ đã áp đặt cho mình. Bên cạnh đó, Apple đã khéo léo tung ra chương trình thay pin với giá ưu đãi để xoa dịu dư luận.
Apple giữ chân khách hàng nhờ uy tín. Doanh nghiệp xây dựng niềm tin với
khách hàng nhờ danh tiếng uy tín và chất lượng sản phẩm, nhấn mạnh IOS là hệ điều hành cao cấp nhất mà hãng mang lại cho người dùng. Đây có thể là cơ sở
Apple ln tự tin có thêm lượng khách hàng mua iPhone mới mỗi năm mà chẳng cần tốn thêm công mời mọc khách hàng.