KHÁI NIỆM VÀ CẤU TRÚC HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Một phần của tài liệu Tai lieu on tap LLCT CHUYÊN đề 1 NHỮNG GIÁ TRỊ của CHỦ NGHĨA mác – LÊNIN TRONG THỜI đại NGÀY NAY (Trang 37 - 38)

Hệ thống chính trị xuất hiện cùng với sự xuất hiện của giai cấp, nhà nước nhằm thực hiện đường lối chính trị của giai cấp, đảng phái cầm quyền, do đó nó mang bản chất, lý tưởng chính trị và phản ánh lợi ích của giai cấp cầm quyền. Hệ thống chính trị là một bộ phận kiến trúc thượng tầng xã hội, bao gồm các thiết chế và thể chế có quan hệ với nhau về mặt mục tiêu, chức năng trong việc thực hiện quyền lực chính trị. Hiện nay, khái niệm “hệ thống chính trị” thường được hiểu theo hai nghĩa:

Theo nghĩa rộng, khái niệm “hệ thống chính trị” được sử dụng để chỉ tồn

bộ lĩnh vực chính trị của đời sống xã hội với tư cách là một hệ thống hồn chỉnh bao gồm các tổ chức, các chủ thể chính trị, các quan điểm, quan hệ chính trị, hệ tư tưởng và các chuẩn mực chính trị.

Theo nghĩa hẹp, hệ thống chính trị là một phạm trù của chính trị học dùng để chỉ một chỉnh thể các thiết chế tổ chức xã hội hợp pháp với những nguyên tắc, cơ chế vận hành nhất định, hoạt động theo mục tiêu chính trị nhằm thực hiện lợi ích của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội của một quốc gia

Như vậy, theo nghĩa hẹp, nói đến hệ thống chính trị là nói đến một chế độ xã hội của mỗi quốc gia, hơn nữa, là nói đến một chế độ xã hội của quốc gia đó trong từng giai đoạn cụ thể gắn với sự tồn tại của nhà nước, chính đảng và tổ chức chính trị xã hội hợp pháp tồn tại, tác động lên các quá trình kinh tế xã hội của giai đoạn đó.

Hệ thống chính trị xuất hiện khi có đầy đủ các yếu tố cấu thành: nhà nước, các chính đảng (hay đảng chính trị), các tổ chức chính trị xã hội. Nó là thành quả tất yếu của sự phát triển của chính trị, của đấu tranh giai cấp khi cần đến vai trị của các đảng chính trị và các tổ chức xã hội tác động đến các quá trình chính sách kinh tế - xã hội mà nhà nước là chủ thể ban hành và tổ chức thực hiện.

Khi nói đến hệ thống chính trị, cần phải lưu ý, tính “hệ thống” khơng chỉ phản ánh mối quan hệ hữu cơ giữa ba bộ phận cấu thành theo chiều ngang và chiều dọc (từng cấp hành chính) mà nó cịn phản ánh mối liên hệ hữu cơ giữa các thiết chế cấu thành của từng bộ phận.

giữ và sử dụng quyền lực nhà nước. Nó xác định những chủ thể nắm giữ, chi phối hay tác động ảnh hưởng đến các q trình chính sách kinh tế xã hội của quốc gia. Bởi vậy, có thể nói hệ thống chính trị là rường cột hay xương sống của chế độ chính trị của một quốc gia.

Một phần của tài liệu Tai lieu on tap LLCT CHUYÊN đề 1 NHỮNG GIÁ TRỊ của CHỦ NGHĨA mác – LÊNIN TRONG THỜI đại NGÀY NAY (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w