Tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Tai lieu on tap LLCT CHUYÊN đề 1 NHỮNG GIÁ TRỊ của CHỦ NGHĨA mác – LÊNIN TRONG THỜI đại NGÀY NAY (Trang 58 - 63)

C. Nhiệm vụ, giải pháp

2. Tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Nam xã hội chủ nghĩa

2.1. Quá trình đổi mới tư duy của Đảng về quốc phòng, an ninh

- Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (1976): xác định cùng với xây dựng chủ nghĩa xã hội phải đặt nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc lên hàng đầu. Tuy nhiên do tính chất đặc thù, các lĩnh vực quốc phịng, an ninh thường được nhìn nhận như những lĩnh vực tương đối độc lập, có chăng chỉ là sự kết hợp trong phạm vi hẹp và tuỳ từng điều kiện cụ thể.

- Đại hội Đảng VI (1986): khẳng định quyết tâm tiếp tục thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược, đó là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đồng thời nêu quan điểm toàn dân xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc, toàn quân bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước. Nghị quyết cũng chỉ ra phương hướng, nhiệm vụ xây dựng quân đội, công an, xây dựng nền quốc phịng tồn dân và an ninh nhân dân trong thời kỳ mới.

bước chuyển hướng chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh, chứa đựng nhiều tư duy mới của Đảng về bảo vệ Tổ quốc: chuyển hướng nhiệm vụ quân sự từ thời chiến chuyển sang thời bình và chuyển mục đích quốc phịng từ đối phó chiến tranh sang ngăn chặn và đẩy lùi nguy cơ chiến tranh. Nhiệm vụ cơ bản của quốc phòng, an ninh lúc này là ngăn chặn và đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, đề phịng âm mưu "diễn biến hịa bình", bạo loạn lật đổ, tạo mơi trường thuận lợi để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Đại hội Đảng lần thứ VII (6/1991): xác định rõ hơn vị trí, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, chỉ ra phương hướng xây dựng lực lượng vũ trang theo hướng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội và công an.

- Nghị quyết Trung ương 3, khóa VII (6/1992): vạch rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn của các nước thù địch với cách mạng Việt Nam, xác định nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong các năm tới, trong đó chỉ rõ nhiệm vụ chống "diễn biến hịa bình", bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu và phải được kết hợp chặt chẽ với nhiệm vụ sẵn sàng ứng phó với các tình huống khác.

- Đại hội Đảng lần thứ VIII (6/1996): đã nêu lên tư tưởng chỉ đạo xây dựng quốc phịng, an ninh trong tình hình mới. Nghị quyết nhấn mạnh quan điểm: kết hợp hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế. Gắn quốc phòng, an ninh với hoạt động đối ngoại. Xây dựng vững chắc thế trận quốc phịng tồn dân, kết hợp chặt chẽ với thế trận an ninh nhân dân, quán triệt tư tưởng cách mạng tiến công.

- Đại hội Đảng lần thứ IX (2/2001): phát triển tư duy về quốc phòng, an ninh của Đảng ta, mở rộng nội dung bảo vệ Tổ quốc - đó là bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an tồn xã hội, nền văn hóa; bảo vệ Đảng, nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia dân tộc.

- Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ tám, khố IX: thơng qua Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới - bước ngoặt trong tư duy về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đưa ra các quan điểm chỉ đạo khá toàn diện làm nền tảng cho sự phát triển quốc phòng, an ninh trong thời kỳ đổi mới. Nghị quyết hội nghị lần này có bước phát triển mới trong quan niệm về đối tượng và đối tác, bổ sung thêm mục tiêu giữ vững ổn định chính trị và mơi trường hịa bình phát triển đất nước theo định hướng

xã hội chủ nghĩa.

- Đại hội Đảng lần thứ X (2006): tiếp tục bổ sung, hoàn thiện một số vấn đề phù hợp với tình hình mới. Trong bối cảnh đẩy mạnh giao lưu, hội nhập quốc tế, Nghị quyết Đại hội X nhấn mạnh mục tiêu bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng văn hố, an ninh xã hội khơng để bị động, bất ngờ vấn đề an ninh.

- Đại hội Đảng lần thứ XI (2011): nhấn mạnh mục tiêu giữ vững chủ quyền biển đảo, biên giới, vùng trời, sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống mang tính tồn cầu. Tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh.

2.2. Nội dung cơ bản của Chiến lược bảo vệ Tổ quốc và Chiến lượcan ninh quốc gia an ninh quốc gia

2.2.1. Nội dung chiến lược bảo vệ Tổ quốc

- Mục tiêu bảo vệ Tổ quốc là vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, trật tự an tồn xã hội và nền văn hố; bảo vệ Đảng, nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia dân tộc; giữ vững ổn định chính trị và mơi trường hịa bình phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp của khối đại đồn kết tồn dân của các hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh của lực lượng và thế trận quốc phòng với sức mạnh của lực lượng và thế trận an ninh nhân dân.

- Kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế với quốc phòng, an ninh. Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh, quốc phòng, an ninh với kinh tế trong các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Phối hợp hoạt động giữa quốc phòng, an ninh và đối ngoại.

Tăng cường quốc phịng, giữ vững an ninh quốc gia và tồn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và tồn dân trong đó qn đội nhân dân và cơng an nhân dân là lực lượng nòng cốt.

2.2.2. Nội dung chiến lược an ninh quốc gia

- Tăng cường sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối và toàn diện của Đảng và nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước đối với sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia.

- Kết hợp chặt chẽ xây dựng Đảng với bảo vệ Đảng, tăng cường công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ. Bảo vệ vững chắc an ninh tư tưởng - văn

hoá. Phải đặc biệt coi trọng và làm tốt công tác bảo vệ an ninh kinh tế.

- Củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia.

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sức mạnh tồn dân với vai trị nịng cốt của lực lượng cơng an nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia; kết hợp chặt chẽ giữa an ninh, quốc phòng với phát triển kinh tế - xã hội.

- Đẩy mạnh đấu tranh chống các âm mưu, hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.

- Mở rộng hợp tác quốc tế góp phần củng cố an ninh, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2.3. Cơng tác quốc phịng, an ninh hiện nay

2.3.1. Thành tựu của cơng tác quốc phịng, an ninh

- Giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, sự lãnh đạo của Đảng, chế độ xã hội chủ nghĩa, an ninh quốc gia, ổn định chính trị - xã hội , trật tự an toàn xã hội

-Xây dựng được thế trận quốc phịng tồn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, kết hợp với phát triển kinh tế- xã hội và đối ngoại. Xây dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

- Kịp thời ngăn chặn, dập tắt các vụ gây rối, bạo loạn chính trị, vơ hiệu hóa hoạt động của các đối tượng phản động trong và ngồi nước, khơng để bên ngoài lấy cớ can thiệp, đẩy lùi các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch.

-Nâng cao một bước nhận thức và trình độ hiểu biết về quốc phịng, an ninh cho tồn đảng, toàn dân, cho các cấp các ngành. Đại bộ phận cán bộ, chiến sĩ, nhân dân nhận thức đúng về đối tượng, đối tác, âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù.

2.3.2. Hạn chế, yếu kém về quốc phòng, an ninh

- Nhận thức và hành động trong hệ thống chính trị, trong xã hội về một số mặt trên lĩnh vực quốc phòng còn chưa thống nhất (vấn đề đối tác, đối tượng, sự phối hợp giữa hoạt động quốc phòng - an ninh với hoạt động đối ngoại…), chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

hiện nhiệm vụ quốc phịng, an ninh, có tư tưởng coi đây là trách nhiệm riêng của quân đội và công an.

- Công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu chiến lược chưa đáp ứng được yêu cầu; có lúc, có nơi cịn để xảy ra bị động bất ngờ.

- Chất lượng tổng hợp của lực lượng vũ trang nhân dân có mặt cịn hạn chế, chưa đáp ứng tốt yêu cầu của chiến tranh tương lai.

2.4. Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp tăng cường quốc phòng,an ninh an ninh

2.4.1. Phương hướng

-Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phải phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển đảo, biên giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống mang tính tồn cầu, khơng để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh.

2.4.2. Nhiệm vụ và giải pháp tăng cường quốc phòng, an ninh

- Tăng cường tuyên truyền giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền lợi ích quốc gia và kiến thức quốc phịng an ninh làm cho mọi người hiểu rõ những thách thức lớn tác động trực tiếp đến nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.

- Bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của Đảng đối với quân đội và công an, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về quốc phịng, an ninh. Hồn thiện các chiến lược và hệ thống cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật, quy chế phối hợp giữa qn đội, cơng an và các tổ chức chính trị - xã hội.

-Tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh cả tiềm lực và thế trận; xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố vững mạnh; xây dựng thế trận lòng dân vững chắc. Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh; quốc phòng, an ninh với kinh tế trong từng chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội; chú trọng vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Xây dựng tiềm lực toàn diện của đất nước, đặc biệt là tiềm lực kinh tế, tạo ra thế

và lực mới cho sự nghiệp bảo vệ tổ quốc.

- Xây dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại có số lượng hợp lý, với chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu cao, đồng thời quan tâm xây dựng dự bị động viên hùng hậu, dân quân tự vệ rộng khắp, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống

- Đẩy mạnh phát triển khoa học, cơng nghiệp quốc phịng, an ninh; tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, nghệ thuật quân sự, an ninh.

Một phần của tài liệu Tai lieu on tap LLCT CHUYÊN đề 1 NHỮNG GIÁ TRỊ của CHỦ NGHĨA mác – LÊNIN TRONG THỜI đại NGÀY NAY (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w