Những ai chủ trương tôn trọng độc lập chủ quyền, thiết lập và mở

Một phần của tài liệu Tai lieu on tap LLCT CHUYÊN đề 1 NHỮNG GIÁ TRỊ của CHỦ NGHĨA mác – LÊNIN TRONG THỜI đại NGÀY NAY (Trang 65 - 69)

rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác bình đẳng cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác

- Bất kể thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng đấu tranh

- Trong mỗi đối tượng vẫn có mặt cần tranh thủ, hợp tác; trong một số đối tác, có thể có mặt khác biệt, mâu thuẫn với lợi ích của ta.

3.2.6. Chủ trương của công tác đối ngoại

3.2.6.1. Đối với các nước

nước láng giềng có chung biên giới

- Chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh

- Tăng cường quan hệ với các đối tác

- Tiếp tục giữ vai trị quan trọng trong các khn khổ hợp tác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

3.2.6.2. Đối với các đảng, tổ chức và đối ngoại nhân dân

- Phát triển quan hệ với các đảng cộng sản, công nhân, đảng cánh tả, các đảng cầm quyền và những đảng khác trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia, giữ vững độc lập, tự chủ, vì hồ bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển

- Mở rộng tham gia các cơ chế, diễn đàn đa phương ở khu vực và thế giới

- Coi trọng và nâng cao hiệu quả của công tác ngoại giao nhân dân.

3.3. Thành tựu công tác đối ngoại

Nhờ thực hiện đường lối đối ngoại đổi mới, qua gần 30 năm, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công tác đối ngoại:

Công tác đối ngoại đã góp phần giữ vững mơi trường hịa bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường ổn định chính trị - xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng, đưa đất nước vượt qua những thách thức và đi vào giai đoạn phát triển mới; vị thế của nước ta trên trường quốc tế không ngừng nâng cao. Lần đầu tiên trong lịch sử, nước ta có quan hệ với tất cả các nước, các trung tâm chính trị - kinh tế lớn trên thế giới.

Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 184/193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc. Việt Nam đã xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với 14 quốc gia (đến 11/2013), trong đó có 13 đối tác chiến lược đầy đủ là: Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Italia, Inđonesia, Singapore, Thái Lan và 1 đối tác chiến lược trong lĩnh vực hẹp là Hà Lan (đối tác chiến lược về ứng phó với biến đổi khí hậu và quản lý nước). Chúng ta cũng đã thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện với 11 nước là Hoa Kỳ, Malaysia, Australia, New Zealand, Ucraine, Đan Mạch, Nam Phi, Brazin, Argentina, Chile và Venezuela. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã ký Hiệp định khung Đối tác và Hợp tác toàn diện với Liên Minh Châu Âu (PCA).

vùng lãnh thổ, quan hệ đầu tư với gần 100 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu đến gần 200 thị trường bên ngoài. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã tương đương 170% GDP. Đến 8/2013 Việt Nam đã tiếp nhận 259 tỷ USD vốn FDI đăng ký của trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ (đã thực hiện 107,8 tỷ USD). Đồng thời đã đầu tư ra 23 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng số vốn đăng ký đạt 15,1 tỷ USD (tính đến 12/2012)

Việt Nam là thành viên của hơn 70 tổ chức quốc tế và khu vực. Đảng Cộng sản Việt Nam có quan hệ với 206 chính đảng ở 114 quốc gia trên thế giới. Các đoàn thể và tổ chức nhân dân ta có quan hệ với hàng trăm tổ chức nhân dân, tổ chức phi chính phủ quốc gia và quốc tế.

3.4. Định hướng tăng cường công tác đối ngoại trong thời gian tới

Tiếp tục mở rộng và phát triển các mối quan hệ đối ngoại của ta đi vào chiều sâu, ngày càng ổn định và bền vững. Coi trọng và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện với các nước láng giềng, các nước Đông - Nam Á. Thúc đẩy quan hệ hợp tác ổn định lâu dài với các nước lớn, các trung tâm kinh tế, chính trị của thế giới. Mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước bạn bè truyền thống, các nước độc lập dân tộc, các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, Trung Đông và Mỹ La-tinh, các nước trong phong trào Không liên kết... Tích cực hoạt động tại các tổ chức quốc tế và khu vực.

Không ngừng phát triển quan hệ với các đảng cộng sản và các đảng cánh tả, phong trào cách mạng và tiến bộ. Mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền, đảng tham chính ở các nước trong khu vực và các nước có quan hệ đối tác quan trọng. Tăng cường quan hệ với các chính đảng khác có quan hệ với Đảng ta và hữu nghị với Việt Nam.

Mở rộng quan hệ với các tổ chức nhân dân các nước, các tổ chức phi chính phủ quốc gia và quốc tế. Chủ động tham gia tích cực các phong trào, diễn đàn quốc tế của nhân dân thế giới chống chiến tranh và chạy đua vũ trang, chống các mặt trái của toàn cầu hóa.

Tiếp tục thúc đẩy giải quyết bằng thương lượng hịa bình những vấn đề cịn tồn tại về biên giới, lãnh thổ, biển đảo với các nước liên quan; phấn đấu xây dựng đường biên giới trên đất liền và trên biển với các nước láng giềng thành đường biên giới hịa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển.

quan hệ kinh tế đối ngoại, tạo lập lợi ích đan xen, nhất là với các đối tác chủ yếu. Tiếp tục cải thiện mơi trường đầu tư, tích cực tranh thủ và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA, thu hút FDI, chuyển giao công nghệ, mở rộng thị trường, xây dựng các mối quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư lâu dài.

Chủ động tham gia cuộc đấu tranh chung vì quyền con người; sẵn sàng đối thoại với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực có liên quan về vấn đề nhân quyền. Kiên quyết làm thất bại các âm mưu, hành động xuyên tạc và lợi dụng các vấn đề "dân chủ", "nhân quyền", "dân tộc", "tơn giáo" hịng can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh và ổn định chính trị của Việt Nam.

Tích cực tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu; ủng hộ và cùng nhân dân thế giới đấu tranh bảo vệ hịa bình, chống nguy cơ chiến tranh và chạy đua vũ trang; góp phần xây dựng trật tự chính trị, kinh tế quốc tế dân chủ, công bằng.

Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác thông tin đối ngoại, làm cho thế giới hiểu đúng về tình hình mọi mặt và cơng cuộc đổi mới của Việt Nam, ủng hộ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đẩy mạnh công tác vận động người Việt Nam ở nước ngồi, thực hiện có kết quả Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX.

Thực hiện nghiêm Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại, bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng và sự quản lý tập trung của Nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại.

Phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động đối ngoại của Đảng, hoạt động ngoại giao của Nhà nước và hoạt động đối ngoại nhân dân, giữa chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại, hoạt động đối ngoại và hoạt động quốc phòng, an ninh, giữa thông tin trong nước và thông tin đối ngoại, tạo thành sức mạnh tổng hợp trên lĩnh vực công tác đối ngoại.

Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu về đối ngoại; có cơ chế quy tụ, phát huy trí tuệ tập thể và phối hợp tổ chức nghiên cứu các vấn đề cơ bản phục vụ công tác đối ngoại.

Chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại vững vàng về chính trị, có năng lực nghiệp vụ cao, có đạo đức và phẩm chất tốt.

1.Phân tích bối cảnh thế giới, khu vực và trong nước tác động đến công tác quốc phịng, an ninh và đối ngoại.

2.Tính tất yếu khách quan của việc tăng cường cơng tác quốc phịng, an ninh trong thời kỳ mới.

3.Phân tích nội dung Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Những ưu điểm và hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc ở nước ta hiện nay.

4.Phân tích q trình phát triển và nội dung đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hịa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế của Việt Nam hiện nay.

5. Phân tích nhiệm vụ, nguyên tắc, phương châm, chủ trương và định hướng trong công tác đối ngoại của Việt Nam hiện nay.

Tài liệu tham khảo:

1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội

2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Báo cáo tổng kết 20 năm xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991-2011), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội

3. Đảng ủy quân sự Trung ương (2010), Tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991 của Bộ Quốc phòng, Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội.

4. Phạm Quang Định (2006), “Diễn biến hịa bình” và cuộc đấu tranh chống “diễn biến hịa bình” ở Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Nguyễn Mạnh Hùng, Phạm Minh Sơn (Đồng chủ biên) (2010), Đối ngoại Việt Nam – Truyền thống và hiện đại. Nxb Chính trị - Hành chính

6. Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Khoa Quan hệ quốc tế (2012), Đề cương bài giảng mơn Quan hệ chính trị quốc tế, Hà Nội

7. Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Quan hệ quốc tế (2009), Giáo trình Quan hệ quốc tế, Hà Nội, Nxb CTQG.

Một phần của tài liệu Tai lieu on tap LLCT CHUYÊN đề 1 NHỮNG GIÁ TRỊ của CHỦ NGHĨA mác – LÊNIN TRONG THỜI đại NGÀY NAY (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w