Giới thiệu tổng quan địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA Ở HUYỆN TÂN HƯNG TỈNH LONG AN (Trang 26)

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1. GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN TÂN HƯNG- LONG AN. 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

- Huyện Tân Hưng nằm ở phía bắc của tỉnh Long An với diện tích tự nhiên là 49.738 ha, chia thành 12 đơn vị hành chính (11 xã và 1 thị trấn).

- Ranh giới hành chính huyện Tân Hưng tiếp giáp với 3 huyện của tỉnh Long An và Campuchia, cụ thể như sau:

+ Phía Bắc giáp Campuchia với đường biên giới 15,22 km, hành chánh 3 xã Hưng Điền, Hưng Điền B, và Hưng Hà.

+ Phía Nam giáp huyệnTân Thạnh, Mộc Hóa. + Phía Đơng giáp huyện Vĩnh Hưng

+ Phía Tây giáp với tỉnh Đồng Tháp.

- Tân Hưng nói riêng và vùng Đồng Tháp Mười nói chung đã và đang được nhà nước tập trung đầu tư nền cơ sở hạ tầng ngày càng được cải thiện, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao một bước. Đặc biệt chương trình 12 cụm và 16 tuyến dân cư tạo điều kiện ổn định cuộc sống cho nhân dân trong mùa lũ, các tuyến giao thông quan trọng như:

 Tuyến tỉnh lộ 831 là trục giao thơng chính trong giao lưu hàng hóa, tạo

động lực cho kinh tế huyện đầu tư nâng cấp.

 Tuyến đường cặp kênh 79, tuyến tỉnh lộ 831 nối dài giáp Tân Phước

(Đồng Tháp) đang được đầu tư sẽ là hai trục giao thông đối ngoại đặc biệt quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.

- Huyện Tân Hưng có tuyến biên giới Campuchia dài 15,22 km chiếm 11% tổng chiều dài biên giới của tỉnh, là địa bàn rất quan trọng trong việc xây dựng kinh tế kết hợp với quốc phịng.

Địa hình:

Tân Hưng nằm ở vùng ngập sâu của vùng Đồng Tháp Mười, hàng năm được hưởng các nguồn lợi do lũ mang lại và cũng trực tiếp chịu ảnh hưởng của lũ lụt. Sự hình thành và phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tân Hưng gắn liền với

quá trình khai thác đất hoang hóa, di dân xây dựng vùng kinh tế mới ở Đồng Tháp Mười. Địa hình huyện Tân Hưng nằm ở vùng chuyển tiếp giữa bậc thềm phù sa cổ với vùng thượng Châu thổ đồng bằng Sông Cửu Long, với hai kiểu cảnh quan chính là bồn trũng phèn giàu nước mưa và lịng các sơng cổ.

Đất đai:

Theo kết quả điều tra lập bản đồ đất tỷ lệ 1/25.000 của phân viện Quy hoạch- TKNN cho thấy: Tồn diện có 2 nhóm đất với 6 đơn vị chú giải bản đồ đất, trong đó: nhóm đất phèn là 28.173,5 ha (chiếm 56,65% diện tích tự nhiên). Như vậy, gần 100% diện tích đất thuộc loại khơng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đây là một hạn chế của huyện Tân Hưng.

Diện tích đất được các ngành kinh tế quốc dân huy động đưa vào sử dụng khá cao, đạt 49.275 ha (chiếm 99,1% diện tích tự nhiên). Trong đó, đất cho sản xuất nơng nghiệp chiếm diện tích lớn nhất: 31.624 ha (chiếm 63,3% diện tích tự nhiên), đất lâm nghiệp: 12.778 ha (chiếm 25,7%), đất chuyên dùng:4.487 ha (chiếm 9,0%), đất thổ cư là 463 ha(chiếm 0,8% diện tích tự nhiên).

Bảng 2: DIỄN BIẾN SỬ DỤNG ĐẤT QUA CÁC NĂM (2006 - 2008)

Đ Tăng Thực Thực Tăng BQ BQ Hạng mục V 2000 2005 2001- hiện hiện 2006- T 2005 2006 2008 2008 a) Đất sản xuất nông nghiệp ha 32.619 32.903 0,2 32.849 33.724 0,49 - Đất trồng lúa ha 31.000 31.433 0,3 32.466 31.019 -0,26 - Đất trồng màu và cây CNHN ha 214 439 15,5 383 309 -6,78 b) Đất lâm nghiệp ha 12.437 11.288,7 -1,9 10.679 10.027 -2,34 c) Đất nuôi trồng thuỷ sản ha 171 102 -9,8 48 60 -10,07

(Nguồn: Phịng Nơng Nghiệp- Địa chính huyện Tân Hưng)

Đất khai thác sử dụng đúng mục đích, bước đầu đem lại hiệu quả; song trong nơng nghiệp đầu tư cải tạo cịn thấp, độc canh sản xuất lúa, phần lớn lợi dụng độ phì tự nhiên của đất là chính.

Diện tích đất nơng nghiệp tăng lên qua các năm, đến năm 2008 diện tích lúa cũng tăng lên, diện tích đất trồng màu và cây cơng nghiệp ngắn ngày tăng lên.

Khí hậu- thời tiết:

Khí hậu huyện Tân Hưng mang tính chất đặc trưng nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt độ cao đều quanh năm, ánh sáng dồi dào, lượng mưa khá lớn và phân bố theo mùa.

Theo số liệu quan trắc của trạm Mộc Hóa, nhiệt độ bình qn năm là 27,20c, tháng 5 là tháng nóng nhất đạt 29,30c. Tháng giêng có nhiệt độ thấp nhất là 250c, biên độ trong năm dao động khoảng 4,30c và biên độ nhiệt ngày và đêm dao động cao (từ 80c- 100c). Đây là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa, ngô, rau đậu thực phẩm.

Lượng mưa trung bình năm là 1.447,7mm và phân bố theo mùa rỏ rệt, mùa mưa thực sự bắt đầu ngày 20 tháng 5 và kết thúc đầu tháng 11 (164 ngày). Mùa mưa trùng với mùa lũ gây ngập úng, cản trở q trình sản xuất nơng nghiệp và phát triển kinh tế xã hội của huyện.

3.1.1.2 Tài nguyên thiên nhiên:

Tài nguyên rừng:

- Năm 1995 huyện Tân Hưng có 16.315 ha rừng, đến năm 2008 diện tích rừng giảm cịn 10.027 ha, phần lớn rừng trồng có trữ lượng khá. Tỷ lệ che phủ 26% (kể cả cây phân tán).

- Nguồn tài nguyên động vật dưới tán rừng đã dần được phục hồi, đây là thành quả đáng ghi nhận của các chương trình 173 và 661, đã góp phần sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên cũng như phục hồi hệ sinh thái vốn có của vùng đất phèn.

Tài nguyên thủy sản:

Qua điều tra của viện nghiên cứu thủy sản, có nhận xét:

- Các thủy vực ở huyện Tân Hưng có những nhóm lồi đặc trưng như: tảo lục, cơn trùng thủy sinh, nhóm tơm cá nước ngọt.

- Thủy sinh vật có đến hơn 330 lồi gồm: 180 lồi tảo, 90 loài động vật nổi, 60 loài động vật đáy.

- Trên Vàm cỏ Tây có hơn: 50 lồi cá, 9 lồi tơm ; trong đó cá đồng và tơm càng xanh có giá trị kinh tế, song sản lượng khơng lớn.

Tài nguyên khoáng sản:

Theo các tài liệu điều tra trên địa bàn chất thổ nhưỡng, trên địa bàn huyện Tân Hưng, khống sản đặc trưng là than bùn, sét gạch ngói hỗn hợp sơng - đầm lầy.

3.1.2. Kinh tế-xã hội

3.1.2.1. Đơn vị hành chính:

Theo Niên giám thống kê của huyện Tân Hưng tỉnh Long An, 2008, toàn huyện Tân Hưng bao gồm: 1 thị trấn và 11 xã.

Trong đó thị trấn Tân Hưng là huyện lỵ, các xã còn lại bao gồm: 1. Xã Hưng Điền 2. Xã Hưng Điền B 3. Xã Hưng Hà 4. Xã Vĩnh Thạnh 5. Xã Vĩnh Lợi 6. Xã Vĩnh Đại 7. Xã Vĩnh Châu A 8. Xã Vĩnh Châu B 9. Xã Thạnh Hưng 10. Xã Hưng Thạnh

11. Xã Vĩnh Bửu (vừa được tách ra trên cơ sở xã Vĩnh Đại).

3.1.2.2. Dân số và lao động.

Dân số:

Dân số trung bình năm 2008 của Huyện Tân Hưng là 46.071 người, mật độ dân số 84,07 người/km2, chỉ bằng 25,8% mật độ dân số của tỉnh (325 người/km2). Khu vực thành thị có 3.089 người (chiếm 7,4% dân số), khu vực nông thôn 38.725 người (chiếm 92,6%).

Tỷ lệ tăng dân số năm 1995 là 2,7%, năm 2000 là 1,97% và năm 2003 là 1,69%, năm 2008 là 1,60%. Tỷ lệ tăng dân số có xu hướng giảm trong đó có đóng góp khơng nhỏ của cơng tác Kế hoạch hóa gia đình.

Tình hình dân tộc và tôn giáo trên địa bàn khá ổn định, đại bộ phận là dân tộc kinh; có hai tơn giáo chính là: phật giáo và thiên chúa giáo đang hoạt động bình thường.

Dân số đơng nhất là thị trấn Tân Hưng là 536 người/km2, gấp 13,8 lần so với nơi có mật độ dân số thấp nhất là xã Thạnh Hưng 39 người/km2.

Lao động:

Dân số toàn huyện năm 2008 là 46.071 người, trong đó 27.618 người trong độ tuổi lao động và có 21.466 người có việc làm ổn định, hơn 6.000 người thiếu việc làm, lao động qua đào tạo đạt 3,1%, trong đó tỷ lệ lao động nơng thơn qua đào tạo đạt 7,1%. Như vậy, nguồn nhân lực tập chung chủ yếu ở khu vực Nông- Lâm nghiệp, việc chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra chậm.

Chất lượng lao động: Nguồn nhân lực ở huyện Tân Hưng có chất lượng

thấp, đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển kinh tế vì nhân lực là nhân tố quan trọng hàng đầu của lực lượng sản xuất.

Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và quản lý trong các ngành là 900 người (chiếm 3,1% lao động xã hội); trong đó, trình độ đại học là 138 người, cao đẳng 300 người, trung cấp 150 người, dưới trung cấp là 98 người. Nếu kể trình độ sơ cấp và cơng nhân kỹ thuật khoản 1,54% lao động thì tổng số lao động được đào tạo là 4,5%. Song lài chủ yếu tập trung ở khu vực quản lý nhà nước, giáo dục, y tế, đây là một tồn tại của huyện Tân Hưng. (Lao động qua đào tạo của toàn tỉnh năm 2003 đạt 18%).

Với chất lượng lao động như trên, trong thời gian tới để phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện, thì việc đào tạo nâng cao mặt bằng dân trí, trình độ chuyên môn cho người lao động để tiếp thu và ứng dụng khoa học- kỹ thuật vào sản xuất là vấn đề rất cần được quan tâm.

3.1.2.3. Văn hóa - xã hội:

Y tế:

Cơ sở vật chất ngành y tế của huyện bao gồm: một bệnh viện đa khoa quy mô 50 giường bệnh đặt tại thị trấn Tân Hưng, 10 trạm y tế xã được xây kiên cố, trong đó có 3 trạm xây lầu với 50 giường bệnh. Ngồi ra, cịn có 14 phịng khám bệnh tư nhân, phịng khám ngồi giờ và các hiệu thuốc quốc doanh cũng như tư nhân, số giường bệnh trên một vạn dân là 1,9 (tỉnh là 15,4 năm 2003). Năm 2008 tỷ lệ xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế là 66%, tỷ lệ xã có bác sỹ là 66%, tỷ lệ xã có y sỹ hoặc nữ hộ sinh là 66%. Cơ sở vật chất và trang thiết bị của ngành y tế còn thiếu và lạc hậu, chưa có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. Cần được

tăng cường đầu tư cả nhân lực và thiết bị để đáp ứng nhu cầu khám và chữa bệnh của nhân dân.

Giáo dục – đào tạo:

Tân Hưng là huyện có sự phát triển tốt về giáo dục, cả về số lượng lẫn chất lượng, thể hiện qua các số liệu sau:

- Có một trường tiên tiến xuất sắc, một trường tiên tiến được tỉnh công nhận.

- Huy động học sinh cấp I đến lớp hàng năm đạt 95%.

- Tỷ lệ huy động học sinh 6 tuổi vào lớp một niên học 1995- 1996 là 94%, đến niên học 2002- 2003 là 98,4%; tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học niên học 1995- 1996 là 88%, đến niên học 2002- 2003 là 99,3%.

Năm 2008 toàn huyện đã đầu tư nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới được 259 phòng. Tổng vốn đầu tư 39,2 tỷ đồng. Tồn huyện hiện có 22 trường học (425 phịng) ; trong đó : mầm non 02 trường (17 phòng), tiểu học 07 trường (305 phòng), 05 trường TH và THCS, trung học cơ sở 07 trường (79 phòng), trung học phổ thơng 01 trường (24 phịng) và một trung tâm giáo dục thường xuyên. Tỷ lệ phòng học kiên cố 98,8%, bán kiên cố 1,2%. Các trường học được bố trí hợp lý trên các địa bàn đã đảm bảo cho công tác dạy và học.

Văn hóa:

Hệ thống truyền thanh cơ sở từng bước được trang bị mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng từ huyện đến xã. Đến năm 2003 toàn huyện có 96% số huyện có phương tiện nghe nhìn.

Cơng tác xây dựng nếp sống văn minh - gia đình văn hóa đã đi vào nề nếp, tỷ lệ hộ đăng ký hàng năm đạt trên 90%, số hộ được công nhận 60% (2- 4 tiêu chuẩn), có 5 ấp văn hóa, duy trì tốt các mơ hình hoạt động: Thuyền văn hóa, đội thơng tin lưu động, bưu điện văn hóa xã, đặt bia tưởng niệm, tái tạo các di tích lịch sử cách mạng. Huyện Tân Hưng được tỉnh công nhận đạt loại khá trong thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa. Năm 2008 đã đạt 86,9% gia đình văn hố(8.252 hộ) ; 42/56 khu phố, ấp văn hoá.

An ninh quốc phịng:

Tân Hưng là một trong năm huyện có biên giới của tỉnh Long An, có đường biên giới giáp Vương quốc Campuchia 15,22km/137,7km (đường biên

giới tồn tỉnh). Tồn huyện có 3 xã giáp biên giới là: xã Hưng Điền, xã Hưng Điền B và xã Hưng Hà.

Quán triệt, thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Tân Hưng đã tập trung xây dựng kế hoạch và tổ chức phòng thủ biên giới, xây dựng lực lượng công an, quân sự, thực hiện tốt công tác huấn luyện, hội thảo quân sự, vận hành cơ chế phòng thủ cấp huyện hàng năm.

Trong thời gian qua, tình hình an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội trên địa bàn huyện được giữ vững và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.

3.1.2.4. Cơ sở hạ tầng:

Hệ thống giao thông đường bộ hiện nay của huyện tuy được quan tâm đầu tư nhưng chưa đồng bộ cả về mạng lưới lẫn chất lượng (9/12 xã chưa có đường ơtơ đến trung tâm xã). Sự đi lại của nhân dân, giao lưu kinh tế hàng hóa cịn gặp nhiều khó khăn. Việc nâng cấp, tu bổ các tuyến đường và mở mới một số tuyến đường liên xã với phương châm "nhà nước và nhân dân cùng làm, bước đầu đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, tạo cuộc sống ổn định, phân bố lại dân cư hợp lý góp phần nâng cao đời sống của nhân dân vùng sâu, vùng xa.

Hệ thống giao thông từ thị trấn Tân Hưng đến các xã và kém phát triển so với các huyện trong vùng. Đến nay tồn huyện cịn 10 xã chưa có đường ơtơ đến trung tâm, hệ thống đường liên ấp chủ yếu là đường đất.

Tồn huyện chỉ có một tuyến giao thơng đối ngoại là tuyến Vĩnh Hưng- Tân Hưng đi dọc tỉnh lộ 831 theo Quốc lộ 62 về Tân An, các tuyến nối với Tân Phước, Tân Hồng, Hồng Ngự chỉ còn ở dạng tiềm năng, chưa được đầu tư thông tuyến.

Hệ thống giao thơng kém phát triển do đó nhiều mặt kinh tế- xã hội trên địa bàn phát triển không đồng bộ, thu nhập dân cư đạt khá cao nhưng trình độ dân trí thấp, thương mại phát triển kém, khả năng và mức hưởng thụ thấp....

Về giao thông thủy: Huyện Tân Hưng có hệ thống sơng gạch rất thuận lợi

cho việc vận chuyển hàng hóa nội vùng và kết cấu ngoại vùng ; khai thác khả năng giao thông thủy của huyện chủ yếu là tận dụng ưu thế tự nhiên, chưa có đầu tư nạo vét, khai thông các luồng lạch một cách thường xuyên nên hiệu quả còn hạn chế.

Thủy lợi: Hệ thống kênh mương của Tân Hưng hầu hết đều có chiều rộng từ

10m trở lên. Nhờ có hệ thống thủy lợi tưới tiêu thuận tiện, nên trong tổng số 31.162 ha cây hàng năm đã có 31.150 ha trồng lúa – màu. Trong đó, diện tích lúa Đơng Xn chính vụ là 30.110 ha, lúa Hè thu 24.300 ha.

Điện: Huyện Tân Hưng nhận điện lưới quốc gia theo đường dây trung thế

22KV từ Mộc Hóa. Nguồn điện cung cấp cho huyện đạt yêu cầu kỹ thuật và điện thế. Nhà nước đầu tư điện trung thế, còn đường dây hạ thế do nhân dân đóng góp. Mật độ dân cư thưa sinh sống không tập trung nên muốn đầu tư lưới điện hạ thế cũng gặp nhiều khó khăn, chi phí đầu tư bình hạ thế cao; khoảng cách từ hộ đến đường dây trung thế xa,...

Nước sạch nông thôn: Các trạm cấp nước chủ yếu được đầu tư trong các năm

gần đây, để đạt kết quả trên thể hiện sự quan tâm của các ngành các cấp. Tuy nhiên, vấn đề cung cấp nước sạch cho nhân dân trong huyện là yêu cầu hết sức cấp thiết, cần được sự hổ trợ từ nhiều nguồn vốn.

Thông tin liên lạc: mạng lưới thông tin liên lạc ở huyện cần được đầu tư hiện

đại hơn để phục vụ nền kinh tế thị trường một cách nhanh chóng, an tồn, góp phần vào việc phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA Ở HUYỆN TÂN HƯNG TỈNH LONG AN (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w