5.1. .Đối với nông dân
5.1.1. Năng cao nâng suất cây lúa
Áp dụng máy sạ hàng giúp cho cây lúa chống đổ ngã, thất thốt trong khâu thu hoạch.
Về vai trị của cấp hộ: trước mắt kinh tế nơng hộ vẫn đóng vai trị trực tiếp trong nâng cao tính cạnh tranh của lúa gạo trên thị trường. Việc nâng cao nâng lực của kinh tế nông hộ trong sản xuất lúa là giải pháp vừa cơ bản vừa cấp bách.
+ Hoàn thiện kỹ thuật sản xuất lúa cho nơng hộ nhằm sử dụng hợp lý và có hiệu quả các yếu tố đầu tư. Bao gồm sử dụng nhiều hơn và hợp lý hơn yếu tố đầu vào như phân bón, nơng dược, thủy lợi, giống, cải thiện phương thức canh tác, gia tăng quy mô và cách thức sử dụng đất nông nghiệp.
+ Phát triển kỹ thuật canh tác, nâng cao chất lượng và giá trị lúa hàng hóa, đảm bảo an tồn vệ sinh thực phẩm và dinh dưỡng. Một trong những yêu cầu của sản xuất lúa là người dân phải nắm rõ các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, dinh dưỡng để sản xuất trong sử dụng các mặt hàng nông sản thực phẩm, tức là việc tạo lập và quản lý chất lượng nông phẩm phải được thực hiện từ nông dân. Chất lượng lúa hàng hóa được tạo ra bởi q trình liên tục từ sản xuất- chế biến- bảo quản theo một quy trình nghiêm ngặt. Thực tế cho thấy, nơng dân thiếu điều kiện và thiếu quan tâm trong việc tạo và giữ chất lượng nơng sản hàng hóa. Trong thời gian tới cần hổ trợ nơng hộ có điều kiện đầu tư thiết bị, cơng nghệ nâng cao chất lượng hạt lúa. Tuy nhiên, việc nâng cao chất lượng phụ thuộc vào các yếu tố như: Vốn- tay nghề của nông dân, mức độ tập trung,.... Việc nâng cao chất lượng để cây lúa có tính cạnh tranh cao ln địi hỏi nơng dân phải đầu tư lớn và gắn với thị trường nhiều hơn. Vì vậy, cần tăng cường chuyển giao kỹ thuật mới trong sản xuất lúa, cơng tác dạy nghề nơng thơn, tăng tích lũy vốn, phát triển
đầu vào công nghệ tạo chất lượng, gắn kết với các ngành công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp trong và ngồi tỉnh.
+ Đa dạng hóa các nguồn thu nhập cho người trồng lúa bằng phát triển các hệ thống canh tác, mơ hình sản xuất có hiệu quả và tạo thêm nhiều việc làm phi nông nghiệp cho nông dân lúc nông nhàn. Cải thiện mức sống của nông hộ trong quá trình chuyển đổi nơng nghiệp tự túc sang nơng nghiệp hàng hóa ở nơng thơn. Việc đa dạng hóa tùy vào các yếu tố, các nguồn lực khác ngoài đất đai như vốn, kỹ thuật, các cơ hội phát triển ngành nghề phi nông nghiệp, mức độ ổn định giá cả và phát triển thị trường ở nơng thơn là q trình tăng cơ hội có việc làm của nơng dân.