5.1. .Đối với nông dân
5.1.3. Nâng cao lợi nhuận kinh tế của nông hộ
Áp dụng máy sạ hàng giúp cho cây lúa chống đổ ngã, thất thoát trong khâu thu hoạch. Giới thiệu cho người dân những giống lúa cứng cây, mà năng suất vẫn tốt thơng qua các mơ hình trình diễn. Hướng dẫn nơng dân xây dựng lị sấy lúa đúng kĩ thuật làm tăng phẩm chất hạt gạo, nhất là trong mùa hè thu.
Nhà nước phải ban hành văn bản pháp luật cụ thể và có chế tài nghiêm khắc hơn nữa trong luật kí kết hợp đồng giữa nơng dân và doanh nghiệp.
Doanh nghiệp phải đặt ra những tiêu chuẩn về sản phẩm nông nghiệp cụ thể, dễ hiểu và thảo luận với nơng dân, kí kết hợp đồng phải có sự xác định của địa phương nơi nông dân sản xuất. Thành lập đội kiểm tra gồm ba thành phần: đại diện doanh nghiệp, nông dân sản xuất, thành viên hợp tác xã hoặc chính quuyền địa phương. Đây là tổ chức xử lý tranh chấp khi có vấn đề khiếu kiện về chất lượng nơng sản giữa hai bên.
Các doanh nghiệp khơng thể kí kết hợp đồng với tất cả các hộ nơng dân mà phải kí kết thơng qua hợp tác xã. Ban chủ nhiệm là cầu nối giữa hai bên là nơi tiếp nhận thông tin thị trường từ doanh nghiệp và cung cấp lại cho người dân, để họ chọn và có hướng sản xuất phù hợp.
Khuyến khích người dân tham gia vào hợp tác xã, vì khi muốn xâm nhập vào thị trường quốc tế thì cần phải có sự đồng nhất về sản phẩm và số lượng tương đối lớn, mà một cá thể không thể làm được và nếu sản xuất khác nhau chất lượng khơng đồng nhất, thì giá thành sẽ thấp, sản xuất cá thể khó có thể tồn tại được. Việc ra đời hợp tác xã nhằm liên kết doanh nghiệp và nông dân là cấp thiết.
Vấn đề đầu tiên là làm thế nào giảm các yếu tố đầu vào càng nhiều càng tốt, chương trình ba giảm ba tăng giúp cho nơng dân có thể tiết kiệm chi phí giống, phân bón, thuốc BVTV. Bên cạnh đó áp dụng triệt để chương trình IPM trên đồng ruộng vừa làm giảm chi phí nơng dược vừa cho sản phẩm sạch đồng thời góp phần bảo vệ sức khỏe con người và môi trường. Về lâu dài nông dân nên thay đổi tập quán sản xuất theo lối truyền thống, phải tích cực chủ động áp dụng các tiến bộ KHKT vào trong sản xuất và tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế với những cây trồng phù hợp với lợi thế của từng vùng.
Ngoài ra phải thường xuyên nạo vét kênh mương, hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng để phục vụ tối đa nhu cầu cho sản xuất lúa của người dân. Và phải tăng cường hợp tác giữa các nhà (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nước) để hạn chế tối đa tác hại của sâu rầy và dịch bệnh hại lúa để năng cao phẩm chất sản phẩm, tăng năng suất sản xuất.