a. Qui mô và cơ cấu vốn, tài sản.
- Vốn có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Đánh giá về vốn của 1 doanh nghiệp sẽ cho ta thấy được quy mô,tình hình sản xuất kinh doanh chung của doanh nghiệp.
Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn của công ty:
ĐVT: VND
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010-2009 So sánh 2011-2009
Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Chênh lệch Tỷ lệ % Chênh lệch Tỷ lệ %
Nợ phải trả 34,988,813,285 72% 49,257,279,721 63% 65,170,601,266 55% 14,268,466,436 41% 15,913,321,545 32% 2. Nguồn vốn CSH 13,358,474,902 28% 28,774,964,143 37% 54,388,424,627 45% 15,416,489,241 115% 25,613,460,484 89% Tổng nguồn vốn 48,347,288,187 100% 78,032,243,855 100% 119,559,025,893 100% 29,684,955,668 61% 41,526,782,038 53%
- Dựa theo bảng 2.1,từ năm 2009 đến 2011 tổng nguồn vốn của công ty tăng mạnh qua các năm : Năm 2010 tăng 61% so với năm 2009( hơn 29 tỷ đồng),năm 2011 tăng 53 % so với năm 2010 ( hơn 41 tỷ đồng ).Tuy chưa thể kết luận công ty có kinh doanh đạt hiệu quả hay không nhưng qua đó ta có thể thấy công ty đang không ngừng mở rộng qui mô của hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Về cơ cấu nguồn vốn của công ty, ta xét các hệ số sau:
Bảng 2.2: So sánh cơ cấu nguồn vốn của công ty
Hệ số Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1. Hệ số Nợ/ Tổng NV 0.72 0.63 0.55
2. Hệ số Vốn CSH/ Tổng NV 0.28 0.37 0.45
3. Hệ số Nợ/ Vốn CSH1 2.57 1.70 1.22
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty 2 năm 2010, 2011) Ta thấy hệ số công ty sử dụng phần lớn là vốn vay, hệ số vốn vay trong 3 năm của công ty rất cao : thấp nhất là 0.55 ( năm 2011) và cao nhất là 0.72 ( năm 2019).Điều này cho thấy khả năng tự tài trợ của công ty đương đối kém, khó có thể chủ động trong các hoạt động sản xuất kinh doanh do tỷ lệ vốn CSH thấp. Tuy nhiên theo bảng 2.1 từ năm 2009 đến 2011 tỷ lệ vốn CSH liên tục tăng dù vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ so với vốn vay: năm 2010 tăng 115% so với năm 2009 (trên 15 tỷ đồng),năm 2011 tăng 89% so với năm 2010 ( gần 26 tỷ đồng ). Tỷ trọng của nợ/Vốn SCH của công ty thấp nhất là 1.22 năm 2011 ,cao nhất là 2.57 năm 2010. Ta thấy công ty sử dụng cả 2 nguồn vốn CSH và vốn vay để hoạt động và phát triển quy mô. Điều này chứng tỏ công ty đang nỗ lực làm giảm tỷ lệ vốn vay nhưng do tổng nguồn vốn phục vụ kinh doanh gia tăng quá lớn nên vẫn chưa thể có cơ cấu nguồn vốn tốt hơn: năm 2010 nguồn vốn tăng 61% so với 2009 ( gần 30 tỷ đồng), năm 2011 nguồn vốn tăng 53% so vố 2010 ( gần 42 tỷ đồng).
Nhìn chung, công ty TNHH Giovanni Việt Nam sử dụng tỷ lệ vốn vay khá lớn, công ty cần xem xét lại vấn đề này vì mặc dù vốn vay sẽ giúp công ty sử dụng đòn bẩy tài chính tốt nhưng có nhiều rủi ro, tăng áp lực phải tăng lợi nhuận và giảm khả năng thu hồi vốn của CSH.
Bảng 2.3: Cơ cấu vốn đầu tư vào các loại tài sản
ĐVT: VND Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010-2009 So sánh 2011-2009
Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Chênh lệch Tỷ lệ % Chênh lệch Tỷ lệ % 11. TSNH và ĐTNH 44,576,721,64 9 92% 65,889,003,73 6 84% 104,561,194,780 87% 21,312,282,087 48% 38,672,191,04 4 59% 22. TSCĐ và ĐTDH 3,770,566,538 8% 12,143,240,11 9 16% 14,997,831,113 13% 8,372,673,581 222% 2,854,590,994 24% 3. Tổng TÀI SẢN 48,347,288,18 7 100% 78,032,243,855 100% 119,559,025,893 100% 29,684,955,668 61% 41,526,782,038 53%
- Dựa vào bảng 2.3 ta thấy công ty đầu tư phần lớn vào TSNH và ĐTNH : trong 3 năm tỷ trọng TSNH và ĐTNH luôn chiếm hơn 80% tổng TS của công ty.Đó là do công ty đang tập trung mở rộng hoạt động kinh doanh.Tuy vậy,trong 3 năm TSNH và ĐTNH cũng như TSCĐ và ĐTDH của công ty đểu tăng rất cao.TSNH và ĐTNH tăng 48% trong năm 2010 và 59% trong năm 2011.TSCĐ và DTDH tăng 222% năm 2010 và 24% trong năm 2011.Điều đó cho thấy bên cạnh việc mở rộng hoạt động kinh doanh công ty cũng không ngừng đầu tư ,hoàn thiện trang thiết bị,cơ sở vật chất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.Đặc biệt năm 2010 công ty bắt đầu mở rộng hệ thống cửa hàng từ 16 cửa hàng lên 26 cửa hàng nên tăng đầu tư thêm vào thiết bị cho văn phòng và cơ sở vật chất cho cửa hàng cũng như đầu tư thay đổi toàn bộ nội thất mới cho các cửa hàng cũ (222%).
Bảng 2.4 Cơ cấu doanh thu của công ty
ĐVT: VND
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty 2 năm 2010, 2011)
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010-2009 So sánh 2011-2009
Số tiền Số tiền Số tiền Chênh lệch Tỷ lệ % Chênh lệch Tỷ lệ % 1. Doanh thu từ hoạt
động SXKD
55,614,130,964 108,097,802,568 180,548,825,120 52,483,671,604 94% 72,451,022,552 67%
2. Doanh thu từ hoạt
động tài chính - - - 3. Doanh thu khác - - -
- Dựa vào bảng 2.3,ta thấy tổng doanh thu của công ty tăng rất cao trên mỗi nămi năm, cụ thể : năm 2010 tăng 94 % (hơn 52 tỷ đồng) so với năm 2009,năm 2011 tăng 67% ( hơn 72 tỷ đồng ) so với năm 2010,chứng tỏ công ty đang có tốc độ phát triển doanh thu cực kỳ tốt, do công ty tập trung đầu tư liên tục mở rộng các cửa hàng, tăng thêm điểm tiêu thụ hàng hóa. Đồng thời doanh thu tăng trưởng mạnh như vậy chứng tỏ định hướng phát triển sản phẩm của công ty tốt, đáp ứng được nhu cầu thời trang và thẩm mỹ của khách hàng mục tiêu.
- Về cơ cấu của doanh thu,dựa vào tỷ trọng ta thấy doanh thu của công ty 100% là từ hoạt động SXKD. Do đó cơ cấu doanh thu rất vững chắc.
- Về Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời :
Bảng 2.5: Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời
TT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1 Lợi nhuận sau thuế 6,953,723,154 14,845,158,636 23,420,646,037 2 Doanh thu 55,614,130,964 108,097,802,568 180,548,825,120 3 Vốn chủ sở hữu 13,358,474,902 28,774,964,143 54,388,424,627 4 Tài sản 78,032,243,855 48,347,288,187 119,559,025,893
5 Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm =
(1) / (2) (%) 13% 14% 13%
6 Doanh lợi vốn CSH = (1) / (3)
(%) 52% 52% 43%
7 Doanh lợi TS = (1) / (4) (%) 9% 31% 20%
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty 2 năm 2010, 2011)
Qua bảng 2.5 ta thấy từ năm 2009 đến năm 2011 lợi nhuận sau thuế của công ty đều tăng: năm 2010 tăng gần 8 tỷ đồng ( 113%) so với năm 2009,năm 2011 tăng hơn 8,5 tỷ đồng (58%) so với năm 2010. Đây là những con số rất khả quan cho công ty trong giai đoạn phát triển,nhất là trong thời kì nền kinh tế chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính 2007 – 2009 mà công ty vẫn có được mức lợi nhuận đáng mong đợi như thế. Để xem xét kĩ hơn hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty ta xét các chỉ số :
- Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm: (phản ánh trong 1 đồng doanh thu có bao nhiêu % là lợi nhuận). Chỉ số này gần như nhau ở các năm, tuy nhiên chỉ số cao nhất ở năm 2010: 14%, sau đó chỉ số lại giảm về mức 13% ở năm 2011, điều này chứng tỏ mặc dù doanh thu năm 2011 tăng nhiều so với 2010 nhưng % lợi nhuận trong doanh thu đang giảm đi, do đó công ty cần xem xét lại và đề ra những kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp hơn trong những năm tiếp theo.
- Doanh lợi vốn CSH : (phản ánh 1 đồng vốn CSH bỏ ra thu được bao nhiêu lợi nhuận ).Ta thấy chỉ số này giữ nguyên ở 2 năm 2009 và 2010 952)nhưng giảm đi ở 2011 (43%). Với nguồn vốn CSH liên tục tăng theo các năm thì việc chỉ số doanh lợi vốn CSH giảm cho thấy tốc độ tăng lợi nhuận của công ty nhỏ hơn tốc độ tăng nguồn vốn CSH.Công ty nên có các biện pháp kích thích sức mua của thị trường để tăng cường lợi nhuận.
- Doanh lợi TS : ( phản ánh khả năng sinh lời của tài sản ) : Tương tự như chỉ số Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm, chỉ số này cũng cao nhất vào năm 2010 là 31% và giảm còn 20% năm 2011, thấp nhất là năm 2011 là 9%.
Đặt vào bối cảnh thực tế khi Việt Nam vừa trải qua cuộc khủng hoảng tài