Những chuyển biến trong cơ cấu đất và cây trồng nông nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Biến đổi kinh tế Xã hội Văn Giang (Hưng Yên) sau quá trình dồn điền đổi thửa 1999 2008 (Trang 50 - 54)

6. Bố cục của luận văn

2.1. Chuyển biến trong quy hoạch, sử dụng đất

2.1.2. Những chuyển biến trong cơ cấu đất và cây trồng nông nghiệp

nghiệp.

Đây không chỉ là chuyển biến trong quy hoạch sử dụng đất của

huyện và từng xã mà quan trọng hơn là chuyển biến trong tư duy sản xuất của người nông dân. Phần lớn nông dân Văn Giang trước khi DĐĐT đều

quen với cách thức sản xuất cũ và ngại thay đổi. Tâm lí bình qn và tư duy

sản xuất nơng nghiệp theo lối tiểu nông, thủ công đã ăn sâu trong nếp nghĩ

của người nông dân Văn Giang từ nhiều năm qua. Với cơ chế khoán hộ

năm 1993, các hộ nơng dân ở đây bằng lịng với hiện trạng: nhà nhà đều có chân ruộng tốt, ruộng xấu, đồng vàn, đồng trũng, cánh xa, cánh gần, mỗi

mảnh trên dưới 1 sào Bắc Bộ, có mảnh chỉ trên dưới chục m2

. Nói theo cách của người nơng dân ở đây: “Bón đạm khơng dám vung mạnh tay, chỉ sợ xanh lúa hàng xóm, vàng lúa nhà mình”.

Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, chất đất ở đây rất phù hợp với những cây vụ đông cho năng suất và lợi nhuận cao, cây ăn quả, cây công

nghiệp và hoa, cây cảnh mang tính đặc trưng. Tuy nhiên do ruộng nhỏ lại xa mương máng nên nhiều cánh đồng vẫn bỏ hoang. Nhiều hộ nông dân

không dám mạnh dạn phát triển kinh tế trang trại vì cịn gặp nhiều trở ngại trong q trình tập trung ruộng đất và chính sách phát triển kinh tế nơng nghiệp của huyện.

Năm 1997, chủ trương DĐĐT của TƯ đã được đưa ra bàn bạc ở các cấp huyện, xã, thôn và đến từng người dân. Những bất hợp lí trong sản xuất

nơng nghiệp theo kiểu cũ đã thúc bách các hộ nông dân thay đổi. Cùng với

51

ruộng, nâng cấp giao thơng, bê tơng hố kênh mương, quy hoạch lại thuỷ lợi nội đồng.

Trong những năm từ 2000 đến 2008, cơ cấu cây trồng của huyện đã có những biến đổi trên cơ sở quy hoạch sản xuất nông nghiệp của UBND

và Phịng Nơng nghiệp huyện đưa ra.

Bảng 2.3. Diện tích gieo trồng cây hàng năm, lâu năm

Đơn vị tính: ha

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Văn Giang 2000 - 2008

Sự biến động cơ cấu cây trồng của huyện trong những năm từ 2000

đến 2008 theo xu hướng chung giảm về diện tích. Diện tích đất trồng cây

hàng năm giảm 1474.4 ha sau 8 năm, bình quân mỗi năm giảm 184.3 ha, trong đó giảm mạnh nhất là diện tích trồng cây lương thực. Diện tích lúa

giảm đều qua các năm, đến năm 2008 đã giảm 1383 ha so với trước DĐĐT

Năm 2000 2003 2005 2008 Tổng số 8775.3 8807 8048 7527 I. Cây hàng năm 7960.4 7997 7238 6486 1. Cây lương thực 5719.4 4721 4259 3981 Lúa 4794 4179 4529 3411 Ngô 970.4 542 558 570 2. Cây chất bột 21.9 2.6 2 14

3. Cây rau đậu 1529.6 1613 211 1342

4. Cây công nghiệp hàng năm 814.9 765 840 385

Lạc 199.0 35 22 9

Đay 11.4 5.0 0 0

Đỗ tương 592.5 722 814 372

5. Cây hàng năm khác 689.5 895.2 927 765

II. Cây lâu năm 748.6 810 927 765

Cây ăn quả 748.6 810.1 811 1001

52

năm 2000, diện tích ngơ giảm 400 ha, cây rau đậu và cây công nghiệp hàng năm đều có xu hướng giảm. Đến năm 2008, trên toàn huyện khơng cịn

diện tích trồng đay. Nguyên nhân là do một phần đất trồng cây hàng năm

của huyện đã được chuyển sang cho các mục đích xây dựng, quy hoạch khu

cơng nghiệp, khu đơ thị, du lịch..., một phần lớn do chủ trương của huyện

giảm diện tích trồng lúa và các loại cây lương thực kém hiệu quả, chuyển sang trồng các cây khác.

Trong lúc đó, huyện tập trung cho việc phát triển diện tích cây lâu

năm, chủ yếu là cây ăn quả, cây cảnh vì đây là những loại cây phù hợp với

thổ nhưỡng và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Diện tích cây ăn quả toàn

huyện tăng 252.4 ha từ năm 2000 đến năm 2008. Đến năm 2008, huyện

cũng đã có 30 ha dành cho các loại cây lâu năm khác.

Với hệ thống thuỷ lợi được xây dựng lại thuận tiện, diện tích đất được tập trung, các hộ gia đình đã mạnh dạn phát triển diện tích cây vụ đông như cải các loại, hành, tỏi, cà chua...

Phịng Nơng nghiệp huyện cũng có phương án quy hoạch cụ thể từng loại cây trồng khác lúa đến từng địa bàn xã, tuỳ theo đặc điểm đất đai, cây

trồng thế mạnh cây trồng truyền thống, tập quán sản xuất và những cây

trồng đang có ưu thế trong giai đoạn hiện tại. Cụ thể:

Bảng 2.4: Phân bố các loại cây trồng trên địa bàn huyện Văn Giang

Loại cây

Cây cảnh Phụng Công, Tân Tiến, Liên Nghĩa, Thắng Lợi, Mễ Sở, TT Văn Giang

Cam, chanh, quýt Mễ Sở, Liên Nghĩa, Thắng Lợi, Tân Tiến, Long Hưng...

Chuối Mễ Sở, Thị trấn Văn Giang

Nhãn, vải Long Hưng, Tân Tiến

Bưởi Long Hưng, Mễ Sở, Tân Tiến

Táo Mễ Sở, Liên Nghĩa.

Cây dược liệu Mễ Sở, Nghĩa Trụ

Nguồn: Phịng Nơng nghiệp huyện Văn giang

Như vậy, xã nào trong huyện cũng xác định được ít nhất một loại cây trồng thế mạnh. Những xã ở giáp ranh nhau cùng trồng một vài loại cây có

53

thể quy hoạch thành vùng sản xuất tập trung và liên kết tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ kĩ thuật, giống, vốn, lao động...

Bên cạnh đó, huyện cũng có bản đồ quy hoạch diện tích trồng các loại cây đến từng xã để đảm bảo kiểm soát khơng để tình trạng phát triển ồ ạt về diện tích mà khơng tính đến nhu cầu thị trường, khả năng tiêu thụ, không đảm bảo chất lượng sản phẩm..., hạn chế rủi ro cho người nơng dân.

Bảng 2.5: Diện tích các loại đất nơng nghiệp phân theo xã

(tính đến 31/12/2008) Đơn vị tính: ha Xã, thị trấn Tổng diện tích đất tự nhiên Tổng số Đất phi Trong tổng số nông nghiệp Đất cây hàng năm Đất trồng

cây ăn quả

Đất ni trồng thuỷ sản Tồn huyện 7191.2 2703.8 2966.2 1027.9 439.3 Thị trấn Văn Giang 684.3 496.1 321.3 67.5 102.7 Xã Xuân Quan 530.9 245.4 197.1 12.1 36.1 Xã Phụng Công 488.7 157.0 92.4 23.3 41.2 Xã Cửu Cao 440.5 135.7 108.0 9.1 17.1 Xã Nghĩa Trụ 812.2 592.4 541.3 28.3 21.6 Xã Vĩnh Khúc 618.8 439.1 415.4 11.3 10.4 Xã Liên Nghĩa 614.4 454.1 235.2 158.9 59.8 Xã Thắng Lợi 485.0 246.0 108.4 97.1 40.4 Xã Mễ Sở 664.3 444.1 136.1 260.0 47.8 Xã Long Hưng 848.6 554.4 469.3 64.8 20.2 Xã Tân Tiến 992.5 673.3 341.2 295.1 37.0

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Văn Giang năm 2008

Đất nông nghiệp của Văn Giang phân bố tương đối đều về diện tích ở các xã. Nhưng cụ thể ở mỗi xã, diện tích các loại cây trồng có sự chênh

lệch. Đây là kết quả từ những mơ hình sản xuất nơng nghiệp hiệu quả trên

cơ sở quy hoạch vùng sản xuất của HU, UBND và các phịng ban. Có thể thấy ở đây những xã có thế mạnh trồng cây hành năm, bao gồm cây lương

thực, cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày là Nghĩa Trụ, Vĩnh Khúc, Long Hưng, Thị trấn Văn Giang. Thế mạnh trồng cây ăn quả hàng hố

54

tích đất ni trồng thuỷ sản. Bản đồ quy hoạch phát triển nông nghiệp này cho phép từng hộ gia đình có thể phát triển kinh tế, làm giàu từ nông nghiệp dựa trên kinh nghiệm và sự hỗ trợ của huyện. Phỏng vấn một số hộ

gia đình thuộc các xã Long Hưng, Liên Nghĩa, Mễ Sở, Phụng Công cho

thấy: Việc quy hoạch vùng sản xuất theo từng loại cây, con đến tận cấp xã, thôn vừa tạo điều kiện cho việc sản xuất tập trung, vừa hỗ trợ kịp thời về giống, vốn và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Phỏng vấn gia đình ơng

Nguyễn Văn Thực, hộ nông dân trồng cây cảnh xã Phụng, ông cho biết:

Trước đây, gia đình tơi thường phải phân chia cây cảnh ra nhiều ruộng nhỏ, ở nhiều chỗ xa nhau, rất vất vả và mất thời gian đi lại, chăm sóc. Từ

sau DĐĐT, khơng những ruộng của gia đình tơi tập trung chỉ cịn vào 2

mảnh, việc chăm sóc và tiêu thụ cây cảnh cũng thuận tiện hơn nhiều. Khi

xã Phụng Công nằm trong vùng quy hoạch phát triển hoa và cây cảnh của

huyện, Phịng Nơng nghiệp Văn Giang đã mở những lớp tập huấn về kĩ

thuật và có những sự hỗ trợ để sản phẩm hoa, cây cảnh ở đây được quảng

bá rộng rãi và tiêu thụ với số lượng lớn. Tương tự, đối với những xã trồng

cây ăn quả, cây hoa màu, huyện vừa có bản đồ quy hoạch loại cây, con, vừa có những hỗ trợ về mọi mặt để nơng dân có cơ hội phát triển sản xuất.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Biến đổi kinh tế Xã hội Văn Giang (Hưng Yên) sau quá trình dồn điền đổi thửa 1999 2008 (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)