6. Bố cục của luận văn
3.3. Một số kiến nghị
3.3.2. DĐĐT và vấn đề tích tụ ruộng đất ởViệt Nam
Trong Nghị quyết 26/NQ-TƯ về nông nghiệp, nông dân và nông
thôn (gọi tắt là Tam nông) của Bộ Nông nghiệp và phát triển nơng thơn có
đề cập đến một vấn đề nóng bỏng hiện nay là vấn đề tích tụ ruộng đất để phát triển nông nghiệp hàng hố quy mơ lớn. Với hiện trạng nông nghiệp Việt Nam hiện nay thì DĐĐT và tích tụ ruộng đất là những hướng đi tất
yếu của một nền nông nghiệp hiện đại. Nếu cứ để ruộng đất manh mún thì
sẽ khơng bao giờ có sản xuất hàng hố, mà khơng có sản xuất hàng hố thì khơng có tiêu thụ theo hợp đồng, cũng không thể cơng nghiệp hố nông nghiệp, nông thôn. DĐĐT đã được tiến hành ở nhiều địa phương trong cả
nước, đặc biệt là ở ĐBSH. Khi tiến hành công tác DĐĐT, người ta ln đặt câu hỏi về xu hướng tích tụ đất đai của nơng nghiệp Việt Nam, liệu có theo
97
xu hướng giống của một số quốc gia khác như Mĩ, Trung Quốc đã làm.
Nhưng như đã nói ở trên, DĐĐT chỉ là bước đi đầu tiên trong tiến trình cơng nghiệp hố - hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn ởViệt Nam, trước
mắt góp phần giải quyết vấn đề sản xuất tập trung cho quy mơ hộ gia đình. Cịn tích tụ ruộng đất là một bước rất cao của quá trình sản xuất nơng nghiệp hàng hố. Đất đai dù thuộc sở hữu Nhà nước thì cũng vẫn là hàng
hố, nơng dân chính là “doanh nghiệp” ở nơng thôn. Để phát triển sản xuất
nông nghiệp lớn, tất yếu phải có tích tụ ruộng đất. Vấn đề này hiện đang bị “trói buộc” bởi nhiều thứ ở Việt Nam. Bản thân những người nơng dân vẫn
tự trói mình bởi thói quen làm ăn manh mún và tư tưởng cào bằng. Người có tư duy làm ăn lớn thì đứng ngồi tiếc rẻ, trong khi có nhiều người thì giữ chặt lấy sổ đỏ, dù đất chỉ để cỏ mọc. Trong Luật đất đai năm 2003, mức hạn giao đất nông nghiệp cho cá nhân, hộ gia đình đối với đất trồng cây
hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối không quá 3ha, đối với đất trồng cây lâu năm không quá 10ha ở đồng bằng, 30ha ở miền núi. Nhiều
người có khả năng tích tụ đất đai với quy mơ lớn hơn sẽ gặp trở ngại. Bên cạnh đó là vấn đề chống đầu cơ ruộng đất. Luật đất đai 2003 quy định:
Nghiêm cấm việc lợi dụng hình thức kinh tế trang trại để bao chiếm, tích tụ
đất đai khơng vì mục đích sản xuất nơng nghiệp. Và nếu có tích tụ ruộng đất, thì sẽ lại có tình trạng nơng dân mất đất, làm thuê trên chính ruộng đất
của mình, mặc dù có những nơng dân không ruộng làm thuê trên chính
ruộng đất của mình hoặc chuyển nghề khác lại có thu nhập cao hơn so với sản xuất trực tiếp. Nhiều nhà hoạch định chính sách nơng nghiệp lo lắng đến tình trạng đầu cơ ruộng đất và phát canh thu tơ trá hình.
Hiện nay ở các nước tiên tiến, biện pháp để giải quyết hiệu ứng quy
mô là tổ chức các HTX kiểu mới, HTX là liên minh của các nông trại gia
đình, khơng cần phải tích tụ ruộng đất, mà chỉ cần tích tụ kinh doanh, chế
98
tế hộ gia đình là kinh tế tiểu nông ở miền Bắc và kinh tế nơng trang gia đình có quy mơ ngày càng lớn, nhưng cả hai dạng kinh tế này đều chủ yếu
dựa vào lao động gia đình, khơng dựa vào lao động làm thuê. Với việc DĐĐT, người nông dân vẫn gắn bó với ruộng đất của mình, nhưng bước đầu có điều kiện để áp dụng tiến bộ kĩ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
mùa vụ nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh song vẫn giữ nguyên số
nhân khẩu, số diện tích đất được chia từ năm 1990. Người nơng dân gắn bó với ruộng đất của mình hơn bởi hiệu quả sản xuất.
Để đứng vững trong mơi trường cạnh tranh tồn cầu, chúng ta buộc
phải thay đổi từ một nền nông nghiệp tự túc tự cấp sang một nền nông nghiệp hàng hoá với những vùng sản xuất chuyên canh, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, tạo ra sản phẩm với số lượng lớn, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng với giá thành hạ, đáp ứng nhu cầu của thị trường và xuất khẩu. Vì vậy việc tích tụ ruộng đất để hình thành các gia trại, trang trại sản xuất hàng hóa là xu thế tất yếu. Vấn đề là tích tụ thế nào cho có hiệu quả. Khơng thể tích tụ ruộng đất một cách tự phát, mà phải có sự can thiệp của nhà nước bảo đảm tích tụ có hạn điền phù hợp, nhằm vừa khuyến khích phát triển trang trại và sản xuất hàng hóa lớn, vừa phải đảm bảo cho người nông dân không thể vào nhà máy xí nghiệp mà vẫn có đất để sản xuất, khơng bị bần cùng hóa.
3.3.3. Vấn đề cơng nghiệp hố - hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn.
Việc DĐĐT, tích tụ ruộng đất ở các nước phát triển, có nền sản xuất lớn đã trở thành “điển hình”, tạo cho họ thành tựu trong ứng dụng công
nghệ, tiến bộ khoa học kĩ thuật, cho năng suất, chất lượng sản phẩm tốt (ví dụ như Mĩ, Trung Quốc). Với Việt Nam, để vươn tới một nền nơng nghiệp hàng hố như vậy cịn một khoảng cách quá xa. Những vấn đề vừa bức xúc, lại vừa có tính mãn tính của nền nơng nghiệp Việt Nam từ trước đến nay là:
99
thiếu vốn đầu tư, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, công nghệ lạc hậu,
năng suất thấp, độ đồng đều, chất lượng nông sản thấp, khả năng liên kết
của nơng dân cịn rất yếu, dịch vụ và cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho việc phát
triển nông nghiệp, nông thôn không theo kịp với đà tăng trưởng kinh tế
chung. Việc cải cách hành chính, chuyển đổi cơ cấu thể chế cịn chậm, mơi trường pháp lí đầu tư kinh doanh còn nhiều bất cập, thị trường đất, lao động, vốn, cơng nghệ cịn chưa vận hành một cách thuận lợi. Những giống
cây, con sẽ sớm thối hố nếu khơng có những giống cây, con mới mạnh
hơn, tốt hơn thay thế. Cơ khí hố và tự động hố trong sản xuất nơng nghiệp sẽ không thể áp dụng nếu ruộng vườn cịn manh mún, trình độ học
vấn của nơng dân cịn thấp và không được sự tài trợ hiệu quả của hệ thống tín dụng.
Những thách thức mà nền nơng nghiệp Việt Nam phải đối mặt trong
thế kỉ XXI là: khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông ngư nghiệp còn thấp, thách thức về sự yếu kém của cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất làm
cho nông nghiệp không thể phát huy hết những tiềm năng đang cịn, vấn đề
thuỷ lợi hố các vùng sản xuất tập trung, vấn đề giao thông, điện nông
thôn, nước sạch, thơng tin..., chính sách đất đai và tổ chức khai thác, sử
dụng ruộng đất còn kém hiệu quả, hạn chế khả năng phát triển sản xuất có
giá trị cao và bền vững, ở chỗ: ruộng đất manh mún, chưa được quy hoạch, chưa đa dạng và khai thác đất có hiệu quả..., các hoạt động dịch vụ sản xuất
nông nghiệp chưa phát triển và kém hiệu quả, vì vậy chưa hỗ trợ đắc lực
cho sản xuất hàng hoá bao gồm: dịch vụ cung ứng phân bón và vật tư nông
nghiệp, dịch vụ tạo và cung ứng giống cây, con, dịch vụ tưới tiêu, thuỷ lợi,
dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kĩ thuật, dịch vụ về vốn...làm cho thị trường nơng nghiệp bị méo mó. [10, tr 61]
Bởi vậy trong thời gian tới đây, nông nghiệp Việt Nam cần có những bước đi phù hợp để theo kịp với tốc độ phát triển của nông nghiệp khu vực
100
và thế giới. Nhiều giải pháp đã được các nhà khoa học đưa ra như: quy
hoạch lại các vùng sản xuất hàng hoá một cách cụ thể trong cả nước và theo từng vùng, theo nhu cầu thị trường, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ nông
nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng ruộng đất và tổ chức lại sản xuất nơng nghiệp hợp lí theo vùng sinh thái, củng cố các hoạt động dịch vụ sản xuất
và triển khai các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực cho sản xuất nông nghiệp. Trong đó chính sách đất đai là một yếu tố mang tính quyết định đối
với sự phát triển của nông nghiệp Việt Nam trong thời gian dài. Việc phân bố lại ruộng đất ở từng cộng đồng dân cư, quy hoạch lại ruộng đồng, giảm thiểu manh mún, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nông dân
theo thửa, tạo điều kiện cho hộ thực hiện các quyền của mình theo Luật đất
đai, tổ chức lại phương hướng sử dụng đất đai ở từng xã, huyện theo hướng
tạo điều kiện cho hộ sản xuất hàng hố đa dạng, khuyến khích hộ nơng dân
phát triển mơ hình kinh tế trang trại... là những việc cần phải được tiến hành nhanh và đồng bộ. Bước đi đầu tiên chính là q trình DĐĐT, tích tụ ruộng đất.
Những bằng chứng về tác động tích cực của việc thay đổi chính sách
đất đai đã được nghiên cứu kĩ lưỡng. Sự thay đổi này đã làm tăng khả năng sản xuất, cho phép việc sử dụng và khai thác đất đai có hiệu quả hơn và bảo
vệ môi trường tốt hơn. Luật đất đai năm 2003 đã giải quyết một số vấn đề nảy sinh từ các luật trước và trong thực tế sẽ đảm bảo chắc chắn hơn cho sự
phát triển. Trong tương lai, một số vấn đề trong chính sách đất đai của Việt
Nam cần phải được quan tâm để tiến đến một nền nơng nghiệp sản xuất
hàng hố bền vững là: thứ nhất quan tâm tới mối quan hệ giữa chủ sở hữu và người sử dụng đất là Nhà nước và các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá
nhân, làm thế nào để khai thác đất nông nghiệp một cách có hiệu quả. Thứ hai là cơng tác quản lí đất đai của Nhà nước cần có hiệu lực hơn. Bao gồm: cơ cấu tổ chức quản lí, vai trị của cán bộ xã, sự phát triển của thị trường
101
quyền sử dụng đất, kết hợp với các chính sách tài chính hợp lí, giảm thiểu manh mún, tích tụ ruộng đất và cơng tác quản lí tình trạng nơng dân khơng có ruộng đất… Ngoài tăng trưởng, Việt Nam cần có tính minh bạch, ổn định và dân chủ trong quản lí đất đai. Nơng dân đóng vai trò quan trọng
trong việc bầu cử và hoạch định các chính sách đất đai vì họ chiếm đến hơn 70% dân số.
DĐĐT đất nông nghiệp là một chủ trương lớn góp phần trong
chương trình giảm nghèo cho nơng dân, nơng thơn. Nó là bước mở đầu cho q trình tích tụ ruộng đất để sản xuất lớn. Gắn liền với đó sẽ làm q trình chuyển nhượng đất nơng nghiệp. Điều này có lợi cho cho những người
muốn rời bỏ ngành sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên chuyển nhượng đất đai cần được tiến hành như một cơ chế chuyển dịch lao động từ ngành kinh tế
này sang ngành kinh tế khác trong nội bộ khu vực nông thôn mà thơi, chứ khơng phải là khuyến khích nơng dân chuyển tới các khu vực thành thị, vừa gây xáo trộn đời sống xã hội, vừa xáo trộn các hoạt động kinh tế.
Các mơ hình phát triển nơng nghiệp hàng hố, bền vững của các
nước trên thế giới rất nhiều. Các nhà hoạch định chính sách đất đai và nông
nghiệp của Việt Nam cần phải chỉ ra làm thế nào để học các mơ hình từ
nước ngồi và xem mơ hình nào là thích hợp nhất với Việt Nam. Việt Nam có lịch sử nông nghiệp và các điều kiện khác khác với các nước, do đó
khơng thể đẩy nhanh q trình thay đổi, cũng khơng thể q chậm. Chính sách đất đai hiện nay bao gồm cả các định hướng tập trung đất đai và phát triển kinh tế trang trại nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng của sản xuất hàng hóa. Việc thay đổi chính sách đất đai bản thân nó khơng đủ cho cả q trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn. Những chính sách đồng thời khác sẽ cần thiết cho việc thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, giúp cho việc chuyển dịch lao động từ nông nghiệp
102
sang các lĩnh vực khác và sự chuyển dịch lao động này tạo điều kiện thuận lợi cho việc tích tụ ruộng đất, bước cao hơn của quá trình DĐĐT
Kết luận chương
DĐĐT là một chủ trương về ruộng đất nhằm khắc phục tình trạng manh mún, phân tán, của đất nông nghiệp ở nông thôn Việt Nam đã kéo dài nhiều thập kỉ. Sau một thời gian tiến hành, mặc dù đã cơ bản hồn thành, nhưng cơng tác DĐĐT của huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên vẫn cịn nhiều hạn chế như tiến trình thực hiện chậm, kết quả dồn đổi còn cao, nhiều vướng mắc trong quản lí và sử dụng đất đai đến từ phía người nơng dân, chưa thực sự tạo những thay đổi lớn trong sản xuất nông nghiệp. Trong thời gian tới đây, huyện Văn Giang phải rút ra những bài học kinh nghiệm và tiếp tục dồn đỏi ruộng đất theo hướng tập trung hơn nữa, và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương hiệu quả hơn nữa.
Đối với sự nghiệp cơng nghiệp hố – hiện đại hố nơng nghiệp nơng thôn của các vùng miền khác và của cả nước, DĐĐT chỉ là bước đi ban đầu. Nhưng nếu làm tốt công tác này, sẽ tạo đà cho một nền nông nghiệp hàng hố trong tương lai gần. Vẫn cịn nhiều thách thức mà nông nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt. Lựa chọn hướng đi nào, chính sách nào cho bài tốn phát triển nơng nghiệp Việt Nam bền vững những năm tới đây vẫn còn là vấn đề cần phải được xem xét kĩ lưỡng.
103
KẾT LUẬN
Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định: cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước phải bắt đầu từ cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng
thơn, trong đó trọng tâm là chuyển từ một nền nông nghiệp tiểu nông, sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp sang một nền nơng nghiệp hàng hóa, sản xuất lớn, chuyên canh và áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái từng vùng, góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trong thời kì tồn cầu hóa và hội nhập thị trường. Trong bối cảnh hiện nay, để vươn tới nền nơng nghiệp sản xuất hàng hố, đủ sức cạnh tranh, khơng cịn sự lựa chọn nào khác, cần phấn đấu loại bỏ dần tư tưởng sản xuất tiểu nông, nhỏ lẻ. DĐĐT là hướng đi tất yếu để đưa nền nông nghiệp vốn manh mún thực sự trở thành một ngành sản xuất hàng hóa quy mơ lớn. Cơng tác DĐĐT là rất quan trọng, tạo bước đệm để sản xuất nông nghiệp nâng cao giá trị, tạo ra những sản phẩm hàng hoá chất lượng, khai thác hết tiềm năng của mỗi địa phương. Nếu chỉ làm bằng khẩu hiệu mà khơng có những giải pháp cụ thể, kịp thời thì mục tiêu sẽ khó thành hiện thực, và nếu không đẩy mạnh việc quy hoạch, DĐĐT, thay đổi cơ cấu cây trồng để sản xuất hàng hố quy mơ lớn thì cơng cuộc cơng nghiệp hoá – hiện đại hố nơng nghiệp vẫn chỉ nằm trên giấy. Hơn 10 năm thực hiện DĐĐT, từ ý tưởng manh nha ban đầu rồi trở thành chủ trương lớn, từ nỗ lực vượt qua nhiều quan ngại đến lúc đạt được những thành quả bước đầu, tạo tiền đề cho sự xuất hiện của những vùng chuyên canh lớn trong cả nước.
Khi Nhà nước triển khai DĐĐT trên diện rộng, Hưng Yên là một tỉnh đi đầu thực hiện chủ trương này. Dù chưa đạt được kết quả cao, nhưng
về cơ bản, quá trình tập trung ruộng đất đã tạo ra những chuyển biến lớn trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Là một huyện có nhiều lợi thế trong
104
phát triển kinh tế, xã hội, huyện Văn Giang cũng nhanh chóng hiện thực