Thu nhập và đời sống của nhân dân

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Biến đổi kinh tế Xã hội Văn Giang (Hưng Yên) sau quá trình dồn điền đổi thửa 1999 2008 (Trang 79 - 81)

6. Bố cục của luận văn

2.3. Những biến đổi về xã hội

2.3.2. Thu nhập và đời sống của nhân dân

Sau khi tách huyện, các cấp lãnh đạo huyện Văn Giang nhanh

chóng bắt tay vào việc xây dựng đời sống kinh tế - xã hội địa phương theo hướng tập trung phát huy các thế mạnh sẵn có, phát triển kinh tế huyện

ngang tầm với các huyện khác trong tỉnh, trong vùng và nâng cao từng bước đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Cùng với nhiều chính

sách phát triển kinh tế - xã hội khác, Nghị quyết về DĐĐT của UBND

huyện đã có tác động tích cực làm thay đổi mọi mặt đời sống của nhân dân. Sự phát triển của kinh tế chung và sự phát triển mạnh của ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá trước hết đã tăng mức thu nhập cho

nhân dân.

Bảng 2.21: Bình quân thu nhập đầu người huyện Văn Giang qua các năm

Đơn vị: đồng/ người/tháng

Năm 2000 2003 2005 2008

Thu nhập bình quân đầu người 552.000 679.000 882.000 916.000

Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội huyện Văn Giang (2000-2008)

Thu nhập bình quân đầu người của huyện được xếp vào loại cao

trong tỉnh, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Nhiều hộ gia đình đã xây được nhà mái bằng 2 - 3 thậm chí 4 - 5 tầng. Những tiện nghi sinh

hoạt hiện đại cũng xuất hiện ngày càng nhiều trong các gia đình. Huyện phấn đấu giảm tỉ lệ hộ nghèo, đói, tăng tỉ lệ hộ khá, giàu, kết hợp với các

chương trình hỗ nâng cao chất lượng đời sống cho nông dân, phát triển kinh tế nông nghiệp, nơng thơn của Chính phủ và các dự án phi chính phủ, đưa chương trình nước sạch, điện sinh hoạt… đến các hộ gia đình nơng

80

Bảng 2. 22: Một số chỉ tiêu về đời sống của các xã

(Đơn vị %) Năm 2000 2003 2005 2008 Tỷ lệ hộ giàu, nghèo 100 100 100 100 Tỷ lệ hộ khá, giàu Trong đó giàu 5.03 2.30 6.80 3.60 8.90 5.00 22.60 8.00 Tỷ lệ hộ TB 66.60 67.80 71.20 72.05 Tỷ lệ hộ nghèo, đói Trong đó tỉ lệ đói 28.37 6.70 25.40 4.30 19.90 3.50 5.25 0.10 Tỷ lệ hộ có tivi 65.60 78.10 89.90 91.83 Tỷ lệ hộ có rađiơ 51.00 58.76 69.05 81.10 Tỷ lệ hộ dùng nước sạch 45.00 55.08 65.78 89.94 Tỷ lệ hộ dùng hố xí hợp vệ sinh 21.00 38.08 55.60 68.38 Tỷ lệ số hộ có dùng điện 81.88 85.00 91.16 98.60

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Văn Giang 2000 - 2008

Những chỉ tiêu về đời sống xã hội trên chứng tỏ sự thay đổi trong đời sống của nhân dân theo hướng nâng cao cả về vật chất và tinh thần.

Trước DĐĐT, tỉ lệ hộ có kinh tế giàu và khá chỉ chiếm 5.3 % tổng số hộ

trong huyện, thì đến năm 2003 đã tăng lên 6.8 %, sau DĐĐT tỉ lệ này nâng lên là 8.9% và đến nay đã là 22.6 %. Tỉ lệ hộ có mức sống trung bình cũng tăng đáng kể từ 66% năm 2000 lên 72.05% năm 2008. Tỉ lệ nghịch với sự

gia tăng đó là tỷ lệ hộ nghèo đói của huyện giảm đi rõ rệt, từ 28.37% năm 2000 xuống còn 19.9% sau DĐĐT và đến nay chỉ cịn 5.25%. Trong đó tỉ

lệ hộ đói đã giảm từ 6.7% năm 2000 xuống còn 0.1% năm 2008.

Kết quả này có được là nhờ vào sự cố gắng, nỗ lực của cả chính

quyền và người dân địa phương trong việc tích cực xố đói giảm nghèo, phát triển kinh tế. Trong đó chủ trương mang lại hiệu quả cao, kịp thời và đúng đắn nhất chính là chủ trương DĐĐT. Chủ trương này khơng những

kích thích tư duy làm giàu từ đất nông nghiệp của nông dân mà cịn tạo

cơng ăn việc làm cho một số hộ gia đình khó khăn. Sự hỗ trợ về giống, vốn, kĩ thuật làm ăn của Ngân hàng, HU, phịng Nơng nghiệp huyện... cho các

81

dạn hơn trong làm ăn kinh tế. Một số hộ, một số lao động khác tìm được

việc làm thuê trong các trang trại, các gia đình có nhu cầu thuê lao động nông nghiệp lâu dài, giải quyết tình trạng thất nghiệp và góp phần giảm đáng kể tỷ lệ hộ nghèo đói trong huyện, nâng cao đời sống của nhân dân.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Biến đổi kinh tế Xã hội Văn Giang (Hưng Yên) sau quá trình dồn điền đổi thửa 1999 2008 (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)