6. Bố cục của luận văn
2.3. Những biến đổi về xã hội
2.3.1. Biến đổi trong lực lượng lao động
Văn Giang là huyện đồng bằng, có dân số đơng, mật độ dân số cao.
lực lượng lao động dồi dào, đặc biệt là lực lượng lao động trẻ và lao động
trong nông nghiệp chiếm tỉ lệ lớn.
Bảng 2.16: Dân số, lao động Văn Giang qua các năm
Năm 2000 2003 2005 2008
Tổng số (người) 91.758 94.859 96.945 102.400
Mật độ (người/km2) 1.276 1.321 1.330 1.427
Số người trong độ tuổi lao động (người) 43.902 45.715 46.747 56.655
Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động (%) 42.84 48.19 48.18 47.05
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Văn Giang 2000 - 2008
Số người trong độ tuổi lao động của huyện chiếm tỉ lệ lớn, ở mức
xấp xỉ 50% dân số. Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động của huyện cũng tăng dần theo các năm, từ 42,84% năm 2000 lên 48,18% năm 2003 và 47.05% năm 2008.
75
Đặc điểm của lực lượng lao động này là có trình độ nhận thức, sức
khoẻ tốt và năng động trong cơ chế thị trường, rất nhạy bén với việc phát
triển kinh tế của gia đình và địa phương. Đây là một nguồn lực quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Văn Giang. Phần lớn lao động làm
việc trong lĩnh vực nơng nghiệp. Điều đó được thể hiện qua bảng tổng kết
cân đối lực lượng lao động trên địa bàn huyện.
Bảng 2.17: Cân đối lao động trên lãnh thổ (thời điểm 1 tháng 7 hàng năm)
Đơn vị: Người
Năm 2000 2003 2005 2008
Số người đang làm việc trong các
ngành KTQD
42546 44575 46717 52305
Số lao động trong ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
37706 36146 36287 38705 Số lao động trong các ngành kinh tế
khác
4840 8429 10430 13600
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Văn Giang 2000 - 2008
Bảng 2.18: Tỉ lệ lao động trong các ngành kinh tế trên lãnh thổ
(thời điểm 1 tháng 7 hàng năm)
Đơn vị %
Năm 2000 2003 2005 2008
Số người đang làm việc trong các ngành
KTQD
100% 100% 100% 100%
Số lao động trong ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
88.62 81.09 77.67 74.00 Số lao động trong các ngành kinh tế khác 11.38 18.91 22.33 26.00
76
Biểu đồ: Tỉ lệ lao động trong các ngành kinh tế trên lãnh thổ
(thời điểm 1 tháng 7 hàng năm)
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2000 2003 2005 2008 Số lao động trong các ngành kinh tế khác
Số lao động trong ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
Lực lượng lao động trong lĩnh vực nơng lâm nghiệp và thuỷ sản có
tăng lên về số lượng qua các năm. Từ năm 2000 đến năm 2008 tăng lên 999 người theo đà gia tăng của dân số, đặc biệt là dân số nông thôn. Nhưng tỉ lệ
lao động trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản lại giảm đi rõ rệt từ
88.62% năm 2000 xuống 81.09% năm 2003 và sau DĐĐT là 74.00 % năm 2008. Điều đó cho thấy, sau q trình DĐĐT, ngành sản xuất nông nghiệp
của huyện chuyển mạnh theo hướng chun mơn hóa, áp dụng khoa học kĩ thuật hiện đại, giảm nhiều lao động chân tay. Đồng thời, cơ cấu lao động
của huyện cũng chuyển biến theo hướng chuyển dịch về số lượng và tỉ trọng từ nông nghiệp sang các ngành kinh tế phi nông nghiệp. Từ chỗ
chiếm 11.38% năm 2000, tăng lên 18.91% năm 2003 và 26.00% năm 2008. Sau DĐĐT sản xuất nông nghiệp của Văn Giang đã được chuyên mơn hố, cơ giới hoá ở nhiều khâu: gieo trồng, làm đất, tưới tiêu, thu hoạch. Thời
gian lao động được rút ngắn. Nhiều hộ gia đình cho thuê đất hoặc bán đất
cho các chủ trang trại nên lao động trong nông nghiệp tăng về số lượng
77
vào tình trạng dư thừa. Số lao động này chuyển sang làm việc tại các ngành
kinh tế khác.
Bảng 2.19: Cân đối lao động trong các ngành KTQD huyện Văn Giang
(thời điểm 1 tháng 7 hàng năm)
Đơn vị: Người
Năm
Ngành
2000 2003 2005 2008
Nông lâm nghiệp và thuỷ sản 37706 36146 36287 38705
Công nghiệp chế biến 1249 3035 3355 4233
Xây dựng 237 2031 1628
Sản xuất và phân phối điện nước 31 33 66
Thương nghiệp và sửa chữa 800 2411 3192
Khách sạn, nhà hàng 60 290 588
Vận tải, kho bãi và TTLL 351 411 1072 1337
Tài chính tín dụng 70 58 68 101
Các hoạt động KDTS và DVTV 124 132 122 72
GD, YT, VH-TT, Đảng , Đoàn...
Phục vụ cá nhân, cộng đồng 200 280 320
Làm th cơng việc gia đình 120 200
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Văn Giang 2000 - 2008 Cơ cấu lao động huyện Văn Giang từ năm 2000 đến năm 2008 có
sự chuyển dịch mạnh mẽ từ nông nghiệp sang các ngành kinh tế khác. Sự
chuyển dịch lao động tập trung vào các ngành: công nghiệp chế biến chế
tạo, xây dựng, bán buôn bán lẻ, sửa chữa ôtô, xe máy và xe có động cơ
khác, vận tải kho bãi, dịch vụ lưu trú và ăn uống, hoạt động làm th các
cơng việc trong các hộ gia đình.
Sự chuyển dịch này đánh dấu sự chuyển biến trong cơ cấu kinh tế
của huyện theo hướng tăng tỉ trọng đóng góp của cơng nghiệp và dịch vụ.
Sau khi DĐĐT, sự tập trung và tích tụ ruộng đất không chỉ mở ra hướng sản xuất mới cho nông dân, mà cịn góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở địa phương, giảm số lao động trong nông nghiệp, chuyển sang
các ngành cơng nghiệp và dịch vụ, góp phần thúc đẩy công nghiệp, dịch vụ
78
Trong sản xuất nông nghiệp, những khâu lao động được cơ giới hoá
tăng lên nhiều so với trước DĐĐT. Ruộng đất tập trung liền khoảnh, việc sử dụng máy móc thuận tiện hơn, giảm chi phí, giảm thời gian lao động, tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm nơng sản.
Bảng 2. 20: Máy móc thiết bị và cơng trình thuỷ lợi phục vụ nơng nghiệp
Năm 2000 2003 2005 2008
1. Máy móc và thiết bị cơng trình thuỷ lợi (cái)
Máy kéo lớn 73 30 26 21
Máy kéo nhỏ 60 49 80 77
Máy bơm nước 59 89 135 265
Máy tuốt lúa 5 51 81 141
Máy bơm thuốc trừ sâu có động cơ 61 162 355
Trạm bơm 22 22 22 22
Trong đó trạm bơm điện 19 19 19 19
2. Cơ giới hoá và tưới tiêu (ha)
Tổng diện tích gieo trồng 8775.3 8428.66 8683 8790 Diện tích được cày bừa bằng máy 7554 7334 7640 7728 Diện tích được tưới tiêu 6915 7861 8160 8220
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Văn Giang 2000 - 2008
Số lượng máy móc thiết bị nông nghiệp và diện tích đất được cơ
giới hố và tưới tiêu trong nông nghiệp đồng nghĩa với lực lượng lao động
chân tay trong nông nghiệp giảm, số lao động tham gia kinh doanh các dịch vụ nông nghiệp tăng lên để phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp theo
hướng chun mơn hố của địa phương.
Nhiều hộ gia đình mạnh dạn đầu tư máy móc phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp, từ máy kéo, máy gặt đập, máy bơm nước, phun thuốc đến
máy chế biến các sản phẩm nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi. Đây là kết quả từ việc ruộng đất đã liền bờ liền khoảnh với diện tích tương đối lớn, người nông dân đã mạnh dạn thay đổi cách làm ăn, hướng đầu tư sản xuất. Từ đó, họ có điều kiện chăm lo đến việc học tập của con trẻ. Sau nhiều năm, lực lượng lao động có trình độ của huyện cũng tăng lên đáng kể.
79