Sơ đồ cấu trúc nội dung kiến thức Quang hình vật lí 11 THPT

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học theo trạm nội dung kiến thức về lăng kính, thấu kính vật lí 11 trung học phổ thông nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn cho học sinh (Trang 52 - 55)

Qua nghiên cứu nội dung kiến thức phần Quang hình - chương trình vật lí 11 THPT hiện hành để xác định vị trí nội dung kiến thức về lăng kính, thấu kính. tôi đưa ra sơ đồ cấu trúc nội dung kiến thức về Quang hình như sau:

Lí giải sơ đồ:

Phần “Quang hình học” – Vật Lý 11 nghiên cứu sự khúc xạ ánh sáng. Trong đó, nghiên cứu ba vấn đề lớn: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng; Định luật khúc xạ ánh sáng; Ứng dụng của khúc xạ ánh sáng.

Khi nghiên cứu hiện tượng khúc xạ ánh sáng một cách định lượng thì tìm ra định luật khúc xạ ánh sáng. Sử dụng định luật khúc xạ ánh sáng để nghiên cứu các ứng dụng của khúc xạ ánh sáng. Đồng thời, chính những ứng dụng của khúc xạ ánh sáng lại làm sáng t ỏ định luật khúc xạ ánh sáng và minh chứng cho tính đúng đắn của định luật khúc xạ ánh sáng.

Khúc xạ ánh sáng Phản xạ toàn phần Hiện tượng khúc xạ ánh sáng Định luật khúc xạ ánh sáng Ứng dụng của khúc xạ ánh sáng

Sự nhìn của mắt Các dụng cụ quang bổ trợ cho mắt

Thấu kính mỏng Lăng kính Sự truyền sáng qua thấu kính Ứng dụng của thấu kính Sự truyền sáng qua lăng kính Lăng kính phản xạ toàn phần Kính cận, kính viễn Máy ảnh Kính lúp Kính hiển vi Kính thiên văn

Khi nghiên cứu sự truyền sáng từ môi trường truyền sáng có chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ, người ta còn phát hiện một trường hợp đặc biệt: tia sáng bị phản xạ toàn bộ tại mặt phân cách hai môi trường truyền sáng, không có tia khúc xạ, chỉ có tia phản xạ gọi là hiện tượng phản xạ toàn phần.

Nghiên cứu ứng dụng của khúc xạ ánh sáng, ta nghiên cứu sự nhìn của mắt và các dụng cụ quang bổ trợ cho mắt. Với quan niệm về phương diện quang hình học “Mắt” được coi như một thấu kính hội tụ có độ tụ thay đổi được và nguyên tắc truyền sáng qua thấu kính để giải thích sự nhìn thấy một vật của mắt, chỉ ra nguyên nhân, cách khắc phục các tật cận thị, viễn thị và mắt lão Để giải quyết vấn đề giúp mắt nhín rõ những vật quá nhỏ hoặc quá xa người ta đã nghiên cứu chế tạo các dụng cụ quang. Vì vậy, khi tìm hiểu việc chế tạo các dụng cụ quang cần xuất phát từ yêu cầu về nhìn thấy vật của mắt, đồng thời khi sử dụng các dụng cụ quang lại lí giải được vì sao mắt nhìn rõ vật.

Ở phần “Quang hình học” – Vật Lý 11 nghiên cứu hai dụng cụ quang là lăng kính và thấu kính mỏng. Vận dụng định luật khúc xạ ánh sáng để nghiên cứu sự truyền sáng qua lăng kính và phát hiện một ứng dụng quan trọng của lăng kính phản xạ toàn phần có tác dụng đổi hướng truyền ánh sáng. Dựa vào cấu tạo của thấu kính mỏng và kết luận về đường truyền ánh ánh qua lăng kính để lí giải về sự truyền sáng qua thấu kính mỏng sau đó tiến hành thí nghiệm kiểm tra. Trên cơ sở về đường truyền sáng qua thấu kính mỏng và điều kiện để mắt nhìn rõ một vật đã tìm hiểu các ứng dụng của thấu kính bổ trợ cho mắt. Các ứng dụng của thấu kính mỏng được đề cập đến trong phần “Quang hình học” – Vật Lý 11 là: máy ảnh, kính cận, kính viễn, kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn khúc xạ.

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học theo trạm nội dung kiến thức về lăng kính, thấu kính vật lí 11 trung học phổ thông nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn cho học sinh (Trang 52 - 55)