Các năng lực chuyên biệt trong bộ môn Vật lí cần hình thành ở học sinh

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học theo trạm nội dung kiến thức về lăng kính, thấu kính vật lí 11 trung học phổ thông nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn cho học sinh (Trang 30 - 31)

sinh THPT.

Có nhiều quan điểm xây dựng chuẩn các năng lực chuyên biệt trong dạy học từng môn. Các quan điểm xây dựng tuy là khác nhau nhưng đem lại kết quả khá tương đồng; Các năng lực hoặc năng lực thành phần có thể khác nhau nhưng khi phân tích chúng thành các thành tố năng lực cụ thể thì ta sẽ thu được các thành tố năng lực về cơ bản là giống nhau.

Ví dụ như với cách tiếp cận :Xây dựng các năng lực chuyên biệt bằng cách cụ thể hóa các năng lực chung.

Người ta xác định các năng lực chung trước, chúng là các năng lực mà toàn bộ quá trình giáo dục ở trường phổ thông đều phải hướng tới để hình thành ở HS. Sau đó, từng môn học sẽ xác định sự thể hiện cụ thể của các năng lực chung ở trong môn học của mình như thế nào. Từ đó vạch ra các năng lực chuyên biệt trong môn Vật lí. Trong các năng lực chuyên biệt môn Vật lí được cụ thể hóa từ năng lực chung có thể chia làm 3 nhóm [9, tr 53-55]:

+ Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân. + Nhóm năng lực về quan hệ xã hội.

+ Nhóm năng lực công cụ (Các năng lực này sẽ được hình thành trong quá trình hình thành các năng lực ở trên).

Trong đó năng lực giải quyết vấn đề (Đặc biệt quan trọng là năng lực giải quyết vấn đề bằng con đường thực nghiệm hay còn gọi là năng lực thực

nghiệm) nằm trong nhóm “năng lực làm chủ và phát triển bản thân”. Đối với

học tập môn vật lí HS phải hình thành và các năng lực chuyên biệt:

- Đặt được những câu hỏi về hiện tượng tự nhiên: Hiện tượng… diễn ra như nào? Điều kiện diễn ra hiện tượng là gì? Các đại lượng trong hiện tượng tự nhiên có mối quan hệ với nhau như nào? Các dụng cụ có nguyên tắc cấu tạo và hoạt động như thế nào?

- Tiến hành thực hiện các cách thức tìm câu trả lời bằng suy luận lí thuyết hoặc khảo sát thực nghiệm.

- Khái quát hóa rút ra kết luận từ kết quả thu được. - Đánh giá độ tin cậy và kết quả thu được.

Việc đổi mới và áp dụng các phương pháp dạy học có vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lực chung. Trong dạy học vật lí, các phương pháp dạy học thường được sử dụng và có vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lực chung và năng lực chuyên biệt vật lí có thể nêu ra ở đây là các phương pháp như: dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học dựa trên tìm tòi khám phá..v..v..

Còn các hình thức dạy học có vai trò trong việc phát triển năng lực đang được áp dụng có thể nêu ra ở đây là: dạy học phân hóa, dạy học dự án, dạy học theo trạm, góc, dạy học theo tình huống, dạy học theo phương pháp ”Bàn tay nặn bột” ..v..v..

Có thể thấy rằng, việc phát triển các năng lực chung cũng như phát triển các năng lực chuyên biệt bộ môn, trong đó có năng lực chuyên biệt vật lí trong dạy học luôn có mối liên hệ chặt chẽ với việc tổ chức cho HS giải quyết vấn đề ở các mức độ khác nhau từ đơn giản đến phức tạp, trong môi trường lớp học và trong môi trường thực tiễn.

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học theo trạm nội dung kiến thức về lăng kính, thấu kính vật lí 11 trung học phổ thông nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn cho học sinh (Trang 30 - 31)