0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Dạy học theo trạm với việc bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề thực

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO TRẠM NỘI DUNG KIẾN THỨC VỀ LĂNG KÍNH, THẤU KÍNH VẬT LÍ 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NHẰM BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ THỰC TIỄN CHO HỌC SINH (Trang 42 -47 )

dạy học theo trạm.

1.6.1. Dạy học theo trạm với việc bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn thực tiễn

+ Là một kiểu dạy học lấy hoạt động của học sinh làm trung tâm. Định hướng vào các khái niệm cơ bản của môn học nhưng gắn liền với thực tế. trong đó HS tự lực giải quyết vấn đề và những nhiệm vụ có ý nghĩa khác để hình thành kiến thức, khả năng giải quyết vấn đề và cho ra những kết quả thực

tế. Vậy xem ra với cách dạy học theo trạm sẽ chú trọng khá nhiều đến việc hình thành năng lực cho HS, một vấn đề mà hiện nay ngành giáo dục đang hướng đến.

+ Hình thức dạy học theo trạm giúp cho tất cả HS đều được hoạt động, đều được làm việc (hay dạy học bằng cách tổ chức làm việc) là một trong những định hướng quan trọng của việc đổi mới PPDH nó bám sát nguyên tắc: “Dạy học thông qua các hoạt động”

Trong quá trình học sinh tham giam gia học tập theo trạm.

+ HS biết tự học, tự vận dụng, luôn liên hệ với thực tiễn đang thay đổi. Do vậy kiến thức các em tiếp thu được luôn được gắn liền với thực tiễn. Khi gặp lại các vấn đề, hiện tượng trong cuộc sống luôn có tâm suy nghĩ để liên hệ các vấn đề, hiện tượng đó với các kiến thức đã được học.

+ HS được học tập, bồi dưỡng và rèn luyện kỹ năng thực hành thông qua những nhiệm vụ thiết kế chế tạo và thực hiện các thí nghiệm đơn giản. HS được học phong cách độc lập, sáng tạo, linh hoạt trong nhận thức và hành động. Biết mềm hóa tư duy và tùy cơ ứng biến.

+ HS được tự chủ, tích cực hoạt động tham gia giải quyết các nhiệm vụ học tập, phát triển khả năng, tốc độ làm việc của cá nhân. Từ đó HS có cơ hội nâng cao kĩ năng làm việc theo nhóm, các kĩ năng tranh luận, năng lực giải quyết vấn đề.

1.6.2. Các biện pháp bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn trong dạy học theo trạm. dạy học theo trạm.

Biện pháp 1. Trong sự phân chia các trạm học tập cho hình thức dạy học theo trạm. Như lựa chọn số lượng trạm, loại trạm, nhiệm vụ và cấp độ nhiệm vụ trong các trạm, Người GV phải xác lập rõ yêu cầu, nội dung phát triển năng lực GQVĐ thực tiễn của HS trong chương trình môn học ứng với đơn vị kiến thức cần xây dựng. Điều đó cần phải được thể hiện rõ trong :

+ Mục tiêu dạy học tại các trạm : Chỉ rõ yêu cầu phát triển năng lực

GQVĐ thực tiễn của HS của bài dạy. Để HS có năng lực này, trong dạy học khoa học cần, phát triển cho HS những kiến thức(các khái niệm, định lý, định luật, các ứng dụng… của vật lí) ; kĩ năng (quan sát, đo đạc, sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, nhận biết được vấn đề; nêu câu hỏi; giả thuyết/ dự đoán; thiết kế phương án tìm tòi; giải thích kết quả thí nghiệm; phân tích, suy luận để rút ra kết luận; kĩ năng vận dụng kiến thức vật lí để mô tả, giải thích sự vật hiện tượng; kĩ năng trình bày những hiểu biết vật lí;……); thái độ cần thiết (suy nghĩ và hành động môt cách khoa học; sẵn sàng vận dụng kiến thức khoa học

vào trong cuộc sống).

+ Các yêu cầu, các nhiệm vụ tại các trạm yêu cầu HS thực hiện : Để bồi dưỡng năng lực GQVĐ thực tiễn của HS phải dựa trên cơ sở hình thành, phát triển các kiến thức, kĩ năng, thái độ - trong đó HS phải được thực hành, vận dụng trong các tình huống. Như vậy, yêu cầu nhiệm vụ các trạm cần phải thực hiện :

- Quan điểm tích hợp trong xây dựng nội dung yêu cầu, nhiệm vụ: tích hợp các nội dung của khoa học tự nhiên (vật lí, hoá học, sinh học), khoa học về sức khoẻ, công nghệ…

- Nội dung yêu cầu, nhiệm vụ được lựa chọn thiết thực, gần gũi và có ý nghĩa với học sinh. Gắn các vấn đề cuộc sống, vấn đề xã hội, vấn đề về kĩ thuật công nghệ…

Biện pháp 2. Trong các các phiếu học tập tại các trạm cần xây dựng hệ thống các câu hỏi, bài tập, tình huống có nội dung thực tiễn. Như:

+ Yêu cầu HS phải nhận biết kiến thức khoa học có liên quan và sử dụng để giải thích sự vật hiện tượng.

+ Yêu cầu HS phải vận dụng kiến thức để đưa ra một phương án giải quyết, cách làm đáp ứng được yêu cầu đề ra.

Biện pháp 3. Giáo viên cần hỗ trợ đúng lúc, đúng mức trong việc giúp học sinh thực hiện các nhiệm vụ tại các trạm..

GV cần hướng dẫn HS phân tích hiện tượng để nhận biết kiến thức vật lí có liên quan; cũng như phân tích hiện tượng phức tạp thành những hiện tượng đơn giản; phân chia quá trình diễn biến của hiện tượng thành các giai đoạn để từ đó đưa ra cách giải quyết. Trong việc lựa chọn cũng như đánh giá cách giải quyết, tùy theo nhiệm vụ, GV cũng có thể cần hướng dẫn HS nhận xét về tính thực tế của cách giải quyết; Tùy vào trình độ HS và vấn đề cần giải quyết, GV có thể hướng dẫn một cách cụ thể theo các bước hoặc hướng dẫn tìm tòi khái quát, theo đó GV chỉ hướng dẫn HS xây dựng phương hướng chung GQVĐ, còn việc vạch ra kế hoạch chi tiết và thực hiện là do HS tự làm.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

+ Trong chương này tôi đã nghiên cứu về năng lực nói chung và năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn. Đồng thời trong chương I cũng nghiên cứu về cơ sở lí luận của phương pháp dạy học theo trạm.

+ Ngoài ra trong chương 1 tôi tôi đã nghiên cứu về lí luận về tổ chức dạy học theo trạm.

+ Qua việc tìm hiểu lí luận các vấn đề trên sẽ là cơ sở để xây dựng các biện pháp sư phạm ở chương 2 .

CHƯƠNG 2

THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC THEO TRẠM

MỘT SỐ NỘI DUNG KIẾN THỨC VỀ LĂNG KÍNH, THẤU KÍNH

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO TRẠM NỘI DUNG KIẾN THỨC VỀ LĂNG KÍNH, THẤU KÍNH VẬT LÍ 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NHẰM BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ THỰC TIỄN CHO HỌC SINH (Trang 42 -47 )

×