2.2.1.Tình hình học sinh
2.2.1.1. Kết quả thăm dò ý kiến học tập của học sinh.
Sau khi đưa ra phiếu thăm dò 100 HS khối 11 ở các trường THPT Thạch Thành 1, Thạch Thành 2, Thạch Thành 3, Thạch Thành 4 trên địa bàn huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa vào tháng 5 năm 2014 (lúc này các em đã hoàn thành chương trình vật lí 11 THPT). Kết quả thu được (Phụ lục 1). Dựa vào kết quả thu được có thể nhận thấy:
+ Thái độ học tập của các em học sinh khi học về các nội dung kiến thức quang hình học rất tích cực (72% số HS được điều tra đều tỏ ra thích hoặc rất thích).
+ Khi học về lăng kính, thấu kính HS rất hào hứng với các thí nghiệm quang hình (54% số HS được điều tra thích thú và quan tâm tới các thí nghiệm). Tuy vậy trong các giờ học em không thường xuyên được tiến hành các thí nghiệm (chỉ có 13% số HS được hỏi cho biết là đôi khi được thực hiện thí nghiệm).
+ Khi học tập về quang hình theo hình thức hoạt động nhóm học tập gây được sự hứng thú tìm hiểu cho HS (43% số HS được điều tra thể hiện thích thú với hình thức học này).
trên lớp trong đời sống hàng ngày. (89% số HS trả lời “không thấy” hoặc “ít thấy” khi được hỏi “có quan sát thấy lăng kính, thấu kính trong thực tế không?”). Các kiến thức các em học trên lớp được các em ứng dụng chỉ là giải các bài toán vật lí (100% số HS sử dụng các kiến thức về lăng kính, thấu kính để làm bài tập)
Như vậy, khi học các nội dung kiến thức về quang hình nói chung hay về lăng kính, thấu kính nói riêng HS ít được thực nghiệm - Nếu giờ học nào có Thực nghiệm các em chủ yếu là quan sát GV tiến hành; Các em cũng ít quan tâm đến việc quan sát trong thực tế xem kiến thức đó ích lợi gì; Vận dụng kiến thức của các em chủ yếu là để giải các dạng bài tập. Qua đó ta có thể đánh giá thực trạng học tập của HS khi học kiến thức quang hình như sau:
2.2.1.2. Nhận xét thực trạng học tập chương Quang hình trong chương trình vật lí 11 THPT của HS.
+ Với HS, do lâu nay chịu ảnh hưởng của của phương pháp dạy học truyền thống nên việc tham gia thực hiện các thao tác thực hành thí nghiệm đối với HS là rất hạn chế - đây cũng là một khó khăn lớn trong việc hình thành kỹ năng thao tác cho HS.
+ HS chưa có động cơ và phương pháp học, nên tính tích cực và chủ động của HS còn hạn chế.
+ Việc tự lực thực hiện các thao tác thí nghiệm vật lí còn rất ít, đa số các em không dám thực hiện hoặc nếu có thì thao tác còn rất lúng túng nếu không có sự nhắc nhở hoặc giúp đỡ của GV.
+ Cách học vẫn bị cách thi cử chi phối. Kỹ năng của HS được hình thành chủ yếu là vận dụng kiến thức để giải bài tập, không được vận dụng trong thực tế.