Tình hình dạy học của giáo viên

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học theo trạm nội dung kiến thức về lăng kính, thấu kính vật lí 11 trung học phổ thông nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn cho học sinh (Trang 49 - 51)

2.2.2.1. Kết quả thăm dò ý kiến giảng dạy của giáo viên.

Sau khi đưa ra phiếu thăm dò cho 10 GV hiện giảng dạy vật lí tại các trường THPT Thạch Thành 1, Thạch Thành 2, Thạch Thành 3, Thạch Thành 4

trên địa bàn huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa vào tháng 5 năm 2014. Kết quả thu được (phụ lục 2):

+ GV cho rằng việc bồi dưỡng nội dung kiến thức chương Quang hình học trong 50% GV cho là không quan trọng, điều này có thể liên quan đến việc tổ chức dạy học (60% GV chỉ dạy lướt nội dung này)

+ Tuy vậy các GV lại nhận thấy việc giảng dạy hướng tới sự phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho HS là rất quan trọng (100% GV đồng ý). Nếu thực hiện thì các em học sinh sẽ rất hứng thú học tập (60 % GV đồng ý như vậy). Nhưng Trong quá trình giảng dạy lại rất ít khi sử dụng các dụng cụ thực hành khi giảng dạy các kiến thức chương Quang hình vật lí 11 (chỉ có 5% GV được hỏi là thường xuyên sử dụng các thí nghiệm). Điều này bị chi phối bởi suy nghĩ ở trên cho rằng kiến thức chương này không quan trọng chỉ cần dạy sao cho HS giải được các bài tập (90% nhất trí như vậy).

+ Nếu trong giờ dạy giáo viên có sử dụng thiết bị thí nghiệm thì GV tiến hành thí nghiệm HS quan sát cuối cùng GV đưa ra kết luận (80% GV được hỏi tiến hành như vậy) mà học sinh ít được tự tiến hành các thao tác. Nếu có thì cũng một số em được yêu cầu thực hiện. Điều này có thể là do GV sợ ảnh hưởng đến việc “cháy” giáo án, hoặc kết quả thí nghiệm không như mong muốn do thiết bị thí nghiệm mang lại.

+ Phương pháp giảng dạy nội dung kiến thức có thí nghiệm được GV lựa chọn nhiều là sử dụng (90% GV được hỏi rất đồng ý với phương pháp này). Các phần mềm thí nghiệm ảo giải quyết được hai điều đáng ngại của GV nêu ở trên. Nhưng HS lại không được thực hành thao tác thực tế.

+ Hình thức tổ chức dạy học khi giảng dạy phần Lăng kính, thấu kính trong chương Quang hình lớp 11 được GV lựa chọn là: thuyết trình kết hợp với giáo án điện tử và thí nghiệm ảo.(100% GV đồng ý). Chưa GV nào sử dụng hình thức dạy học theo trạm để giảng dạy nội dung này.

lăng kính, thấu kính không thật quan trọng vì nội dung của chương ít xuất hiện trong đề thi đại học. Chỉ cần dạy để HS biết thế nên GV đồng ý là dạy lướt qua hoặc không chú trọng. Các thầy cô khi dạy ngại sử dụng các thí nghiệm thực hành và ít cho học sinh được thực nghiệm. Và rất ưu tiên cho việc dùng thí nghiệm ảo để thay cho thí nghiệm thực (mà thao tác là di chuyển

và bấm chuột). Ta có thể làm rõ hơn trong nhận xét sau

2.2.2.2. Nhận xét thực trạng giảng dạy chương Quang hình trong chương trình vật lí 11 THPT của GV.

+ Đối với việc giảng dạy vật lí, GV chỉ yêu cầu HS biết cách phát biểu được hiện tượng, khái niệm, định luật hoặc viết lại được công thức biểu diễn định luật để có thể áp dụng khi giải bài tập, mà ít quan tâm tới quá trình hình thành các kỹ năng thực tiễn cho học sinh. Chính vì vậy việc chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm cũng như các thao tác tiến hành thí nghiệm phục vụ cho nội dung của tiết học ít được GV chú ý.

+ Cách dạy học vẫn bị cách thi cử chi phối. Chủ yếu nêu hiện tượng, hình thành công thức để vận dụng giải các bài tập.

+ Thí nghiệm quang hình chủ yếu là do giáo viên thực hiện trên lớp. Học sinh chỉ đóng vai trò là người quan sát.

+ Giáo viên khi giảng dạy một số khái niệm như: chiết suất tỉ đối, chiết suất tuyệt đối, hiện tượng phản xạ toàn phần, lăng kính, thấu kính…Hoặc khi khảo sát đường đi của tia sáng qua các quang cụ, vì muốn đảm bảo thời gian của một tiết học phải chuyển tải hết nội dung của bài dạy cộng với thói quen ngại giao việc cho học sinh nên giáo viên thường ít chú trọng đến việc để cho HS tự thực hành tìm hiểu, tự rút ra đặc điểm đường đi của tia sáng, mà thường chỉ giảng giải qua rồi cho học sinh ghi lại như trong sách giáo khoa.

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học theo trạm nội dung kiến thức về lăng kính, thấu kính vật lí 11 trung học phổ thông nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn cho học sinh (Trang 49 - 51)