Tổ chức thực nghiệm:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn các bài tập nâng cao hiệu quả chiến thuật phòng thủ khu vực 51 trong thi đấu bóng ném cho nữ sinh viên chuyên sâu khóa 44 trường đại học TDTT bắc ninh (Trang 36 - 41)

IV. Nhóm bài tập thi đấu nâng cao khả năng phối hợp và rèn luyện tâm lý.

3.2.3.Tổ chức thực nghiệm:

Để kiểm định hiệu quả của các bài tập mà đã lựa chọn chúng tôi tiến hành 5 tháng thực nghiệm được tiến hành từ 9/2010 – 1/2011.

- Đại điểm nghiên cứu: Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

- Đối tượng thực nghiệm: Là 14 Nữ sinh viên chuyên sâu bóng ném khóa 44 trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

3.2.3.1. Phân nhóm và xây dựng tiến trình thực nghiệm.

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên 14 Nữ sinh viên chuyên sâu Bóng ném khóa 44 trường Đại học TDTT Bắc Ninh, phân làm 2 nhóm là nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.( Tiến trình thực nghiệm được trình bày ở phần phụ lục).

3.2.3.2. Nội dung

Sau khi phân nhóm, xây dựng tiến trình thực nghiệm, chúng tôi tiến hành thực nghiệm cùng một lúc trên cả 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng. Do thực nghiệm được tiến hành trong 5 tháng. Bởi vậy đề tài xây dựng tiến trình theo tháng. Mỗi tháng 4 tuần, mỗi tuần 2 buổi vào thứ 4, thứ 6 và thời gian dành cho mỗi buổi tập là 35-45 phút.

- Nhóm thực nghiệm tập theo các bài tập đề tài đã nghiên cứu lựa chọn. - Nhóm đối chứng tập theo chương trình cũ.

3.2.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm

3.2.4.1. Phương pháp đánh giá:

+ Để đánh giá hiệu quả sau 5 tháng thực nghiệm chúng tôi đã tiến hành kiểm tra, đánh giá hiệu quả ứng dụng chiến thuật phòng thủ khu vực 5:1 trong thi đấu của nữ sinh viên chuyên sâu bóng ném K44 bằng test so sánh hiệu quả ứng dụng chiến thuật phòng thủ khu vực 5:1 trong 5 trận đấu trước và sau 5 tháng thực nghiệm.

+ Để đánh giá 1 cách chính xác và khách quan chúng tôi đã quan sát, thống kê kết quả của việc ứng dụng chiến thuật phòng thủ khu vực 5:1 trong 5 trận đấu giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng, trước khi đưa vào tiến hành thực nghiệm chúng tôi kiểm tra 2 nhóm kết quả được trình bày ở bảng 3.7.

Bảng 3.8: Đánh giá hiệu quả ứng dụng chiến thuật phòng thủ khu vực 5:1 trước thực nghiệm.

Hiệu quả NTN NĐC χ2 tính P Số lần phối hợp Tỷ lệ (%) Số lần phối hợp Tỷ lệ (%) Tốt 45 28.13 40 24.24 Đạt 68 42.5 65 39.39 Kém 47 29.38 60 36.36 Tổng 160 165

Từ kết quả của bảng 3.8 cho chúng ta thấy: Trình độ của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm là không có sự khác biệt lớn với χ2

tính đều nhỏ hơn χ2 bảng

ở ngưỡng xác suất P ≤ 0.05. Điều này có ý nghĩa là hiệu quả ứng dụng chiến thuật phòng thủ khu vực 5:1 của 2 nhóm thời điểm trước thực nghiệm là tương đương nhau.

* Tiến hành thực nghiệm:

Sau khi phân nhóm tiến hành thực nghiệm cả 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm đều tập cùng với số giờ, tiến độ trong chương trình đào tạo của bộ môn. Mỗi tuần tập 2 buổi có 2-3 bài tập được sử dụng vào tập luyện và mỗi buổi 20- 25 phút cho các bài tập nâng cao hiệu quả chiến thuật phòng thur5 khu vực 5:1 và các bài tập được thực hiện sau phần khởi động chung và khởi động chuyên môn. Các điều kiện tập luyện như: sân bãi, dụng cụ buổi tập luyện là tương đối đồng đều. Tuy nhiêm chỉ có sự khác nhau về việc lựa chọn và sử dụng các bài tập nâng cao hiểu quả chiến thuật phòng thủ khu vực 5:1. Nhóm thực nghiệm tiến hành tập luyện các bài tập như đề tài đã lựa chọn và biên soạn. Nhóm đối chứng tập luyện theo giáo án của giáo viên bộ môn giảng dạy. Thời gian thực nghiệm là 5 tháng.

3.2.4.2. Phân tích kết quả sau thực nghiệm:

Để đánh giá hiệu quả của nhóm bài tập đã lực chọn. Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra sau thực nghiệm đối với cả 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng và tiếp tục đánh giá, so sánh, thống kê kết quả ứng dụng chiến thuật phòng thủ khu vực 5:1 của 5 trận thi đấu. Kết quả được trình bày ở bảng 3.9.

Bảng 3.9: Hiệu quả ứng dụng chiến thuật phòng thủ khu vực 5:1 sau thực nghiệm. Hiệu quả NTN NĐC Số lần phối hợp Tỷ lệ (%) Số lần phối hợp Tỷ lệ (%) Tốt 50 31.25 40 24.24 Đạt 73 45.63 65 39.39 Kém 37 23.13 60 36.36 Tổng 160 165

Trong số lần sử dụng chiến thuật phòng thủ khu vực 5:1 chúng tôi tiến hành phân loại thành các mức độ phòng thủ:

- Mức độ 1(Tốt): Người phòng thủ nhanh chóng lấy lại được bóng và giành quyền kiểm soát bóng, tổ chức tân công.

- Mức độ 2 (Đạt): Gây khó khăn cho đối phương, đưa đối phương vào tình thế khó dứt điểm, không phối hợp dễ dành với đồng đội.

- Mức độ 3( Kém ): Đối phương thoát khỏi hàng phòng thủ phối hợp dễ dàng với đồng đội và dứt điểm thành công.

Từ bảng 3.9, cho thấy sau 5 tháng thực nghiệm thì sự khác biệt về khả năng ứng dụng chiến thuật phòng thủ khu vực 5:1 giữa 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P ≤ 0.05. Hay nói cách khác giữa 2 nhóm có sự khác biệt rõ rệt. Điều này chứng tỏ sau 5 tháng đưa vào thực nghiệm các bài tập chúng tôi đã lựa chọn ứng dụng có hiệu quả cao hơn so với các bài tập cũ của bộ môn vẫn sử dụng trong giảng dạy, huấn luyện cho Nữ sinh viên chuyên sâu khóa 44. Để hình dung rõ nét hơn về hiệu quả các bài tập do chúng tôi lựa chọn và biên soạn thì hiệu quả của khả năng phòng thù khu vực 5:1 trong thi đấu bóng ném được nâng lên rõ rệt và được biểu thị dưới biểu đồ 3.1 sau:

Biểu đồ 1: Đánh giá tỷ lệ phối hợp chiến thuật phòng thủ khu vực 5:1 trong thi đấu Bóng ném trước và sau thực nghiệm.

Thông qua kết quả thu được và qua biểu đồ 3.1 biểu thị tỷ lệ phối hợp chiến thuật phòng thủ khu vực 5:1 là: Tốt – Đạt – Kém. Chúng tôi út ra một số nhận xét sau:

+ Tỷ lệ phối hợp chiến thuật tốt được đánh giá sau 5 tháng thực nghiệm tăng lên rõ rêt ( Từ 21.88% lên 31.25%).

+ Tỷ lệ phổi hợp chiến thuật đạt tăng ( Từ 45% lên 50%). + Tỷ lệ phối hợp kém giảm ( Từ 33.13% xuống 18.75%). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn các bài tập nâng cao hiệu quả chiến thuật phòng thủ khu vực 51 trong thi đấu bóng ném cho nữ sinh viên chuyên sâu khóa 44 trường đại học TDTT bắc ninh (Trang 36 - 41)