Tổ chức bộ phận quản trị tài chính doanh nghiệp theo một cơ cấu

Một phần của tài liệu Quản trị tài chính trong các công ty đa quốc gia (Trang 86)

II. Khả năng áp dụng

2. Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng áp dụng kinh nghiệm

2.1 Nhóm giải pháp chung

2.1.1 Tổ chức bộ phận quản trị tài chính doanh nghiệp theo một cơ cấu

Tại các công ty đa quốc gia trên thế giới, quản trị tài chính được tách rời đối với cơng tác kế tốn thống kê. Quản trị tài chính trong những cơng ty này là tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng về tài chính và đưa ra những quyết định về mặt tài chính ngắn hạn cũng như dài hạn của doanh nghiệp. Đó là phương thức cần đưa vào áp dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam. Bộ phận quản trị tài chính phải dựa vào các báo cáo kế toán, báo cáo doanh thu, chi phí, báo cáo nhân sự và tiền lương,... do các bộ phận kế toán tài chính, kế tốn quản trị, thống kê cung cấp, kết hợp với những yếu tố khách quan để tiến hành phân loại, tổng, hợp, phân tích và đánh giá tình hình tài chính của doanh

81

nghiệp. Mục đích cuối cùng là phải kết hợp với bộ phận quản lý khác đưa ra được những quyết định đầu tư đúng đắn cũng như huy động được nguồn vốn cần thiết cho các hoạt động đầu tư đó. Có thể tóm tắt chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của bộ phận quản trị tài chính trong một doanh nghiệp như sau:

- Chức năng:

Tham mưu, giúp ban giám đốc quản lý, chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các mặt về cơng tác tài chính và hoạt động kế tốn của công ty theo quy định của Nhà nước và quy chế của doanh nghiệp.

- Quyền hạn:

Thừa lệnh của Giám đốc quản lý hoạt động tài chính của cơ quan, đơn vị trong tồn cơng ty;

Quan hệ với các cơ quan, đơn vị trong công ty, và bên ngoài để thực hiện cơng tác tài chính;

Kiểm tra định kỳ, đột xuất đối với các cơ quan, đơn vị của công ty về việc chấp hành và thực hiện các nguyên tắc tài chính.

- Mối quan hệ:

Chịu sự lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp của ban Giám đốc;

Quan hệ hiệp đồng với các phòng ban trong công ty cùng thực hiện nhiệm vụ;

Quan hệ với các đơn vị trong công ty là mối quan hệ chỉ đạo, kiểm tra, giám sát về nghiệp vụ kế tốn tài chính..

- Nhiệm vụ:

Tham gia, đánh giá, lựa chọn các dự án đầu tư và kế hoạch kinh doanh. Xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động các nguồn vốn đáp ứng cho hoạt động của doanh nghiệp;

Tổ chức sử dụng tốt vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu chi, quản lý tốt các khoản công nợ và bảo đảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp;

82

Thực hiện tốt việc phân phối lợi nhuận , trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp. Kiểm soát thường xun tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp, thực hiện tốt việc phân tích tài chính. Thực hiện tốt việc kế hoạch hố tài chính;

Xây d ng các quy ch qu n lý tài chính: qu n lý quự ế ả ả ỹ tiền mặt, qu n ả lý tài sản…..hướng d n các b ph n trong tồn cơng ty th c hiẫ ộ ậ ự ện. Tổ chức công tác b i d ng nghiồ ưỡ ệp v , hụ ướng d n nghẫ ề nghiệp cho nhân viên trong quá trình hoạt động kinh doanh. Đồng th i quờ ản lý s d ng tử ụ ốt đội ngũ nhân viên k toán. ế

2.1.2 Nâng cao trình độ chun mơn của cán bộ tài chính kế tốn -

Củng cố đội ngũ cán bộ tài chính kế tốn có nghiệp vụ giỏi và tinh thần - trách nhiệm cao là một nhân tố quyết định đến chất lượng công tác quản lý tổ chức. Đội ngũ cán bộ tài chính kế tốn có nghiệp vụ giỏi, tinh thần trách nhiệm cao được xem như khâu then chốt trong việc phát triển công tác quản lý tổ chức ở mỗi doanh nghiệp. Để thực hiện giải pháp này cần từng bước thực hiện những nội dung sau.

- Rà soát, đánh giá đúng năng lực, phẩm chất của từng cán bộ tài chính - kế toán một cách thường xuyên liên tục. Sắp xếp luân chuyển công việc đối với từng cán bộ tài chính kế tốn để một mặt nâng cao nghiệp vụ người quản lý có điều kiện để nhìn nhận đúng mặt mạnh, yếu chun mơn đội ngũ tài chính kế tốn.-

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong tổ chức. Cử cán bộ tham gia lớp tập huấn chế độ mới các lớp chuyên môn, nghiệp vụ cũng như lớp quản lý kế toán cán bộ làm cơng tác tài chính kế tốn.-

- Khuyến khích động viên, tạo điều kiện để cán bộ tài chính- kế tốn học tập nâng cao kiến thức chun mơn, cũng như ứng dụng khoa học- công nghệ vào công việc kế tốn.

83

Cán b tài chính- k tốn ph i là nhộ ế ả ững người trung thực, có ph m chẩ ất chính trị tốt, trình độ chun mơn giỏi. Do đó việc đào tạo bơi dưỡng cán bộ phải có tính ch t tồn diấ ện c vả ề lý lu n, chuyên môn, ph m chậ ẩ ất đạo đức và năng lực thực tiễn.

2.1.3 Tiếp cận mục tiêu QTTC một cách phù hợp

Vì mục tiêu lợi nhuận nếu được xem xét trong sự tương quan với rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì doanh nghiệp khơng nên chỉ xem lợi nhuận là mục tiêu sống còn. Trong nền kinh tế thị thường có tính cạnh tranh mỗi doanh nghiệp phải phấn đấu sao cho có thể ln “ tồn tại và phát triển” trong mọi tình huống kinh tế. Trong đó tồn tại là điều kiện cần và phát triển là điều kiện đủ. Các nhà đầu tư trên thị trường khi tìm kiếm cơ hội đầu tư thường hướng đến những doanh nghiệp có triển vọng – nơi hứa hẹn sẽ tạo ra những dòng thu nhập ổn định và tăng trưởng không ngừng trong tương lai, đảm bảo lợi ích đầu tư tức là bảo đảm khả năng tạo ra hệ số hoàn vốn hay tỉ suất sinh lời mong đợi. Các nhà đầu tư luôn đánh giá cao những doanh nghiệp có tiềm năng phát triển và tình hình tài chính lành mạnh và do đó, khả năng sinh lời là nền tảng xác lập giá trị của nó trên thị trường. Cơng ty nào càng được các nhà đầu tư quan tâm chú ý đến và sẵn sàng đầu tư khi có cơ hội thì giá trị thị trường càng cao vì giá cổ phần đầu tư sẽ tăng. Như vậy đứng trên góc độ của quản trị tài chính thì doanh nghiệp nên hướng tới mục tiêu khơng ngừng nâng cao và tối đa hoá giá trị thị trường của nó. Nói cách khác, nhà quản trị tài chính phải khơng ngừng nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đồng vốn đầu tư cũng như đảm bảo sự an toàn của vốn đầu tư để thu hút vốn của các nhà đầu tư trên thị trường tài chính…

84

2.2 Nhóm giải pháp liên quan quyết định đầu tư

2.2.1 Thẩm định dự án trước khi đưa ra quyết định đầu tư

Quyết định đầu tư là một trong những quyết định tài chính quan trọng vì sai lầm khơng thể sửa chữa được cho nên trước khi quyết công ty nên xem thẩm định dự án nhiều góc độ, hiệu quả tài chính cũng như hiệu quả kinh tế- xã hội.

Đầu tư là một hoạt động rủi ro vì kết quả đầu tư thực tế khơng phải là một giá trị chắc chắn và được biết trước. Khi thẩm định dự án, chúng ta dựa vào những kết quả dự báo hay kết quả kỳ vọng và kết quả thực tế chỉ được biết chắc chắn khi dự án đã được thực hiện và hoàn tất. Kết quả thực tế có thể khác xa với kết quả kỳ vọng. Khi đầu tư vào một dự án đồng nghĩa việc từ bỏ một lượng giá trị của cải hiện có để đổi lấy cơ hội sở hữu một dịng thu nhập không chắc chắn trong tương lai. Thế nhưng doanh nghiệp thì khơng thể khơng đầu tư. Đó là lý do vì sao việc thẩm định dự án đầu tư lại có vai trò quan trọng đối với bất cứ doanh nghiệp nào.

Trong thẩm định một dự án đầu tư, rủi ro là yếu tố được tính đến nhiều nhất. Khi doanh nghiệp đầu tư vào 1 dự án mới tình trạng rủi ro của nó đã thay đổi, mức độ rủi ro của doanh nghiệp có thể tăng hay giảm đi tuỳ thuộc và sự tương quan giữa dự án mới với các dự án đang thực hiện. Vì vậy, khi lựa chọn các dự án đầu tư doanh nghiệp phải tính đến sự tương quan giữa dự án mới với các hoạt động hay dự án hiện đang được thực hiện. Độ rủi ro của danh mục đầu tư mới phụ thuộc 2 yếu tố : Rủi ro đặc thù của dự án mới và Hệ số tương quan của tài sản mới được đầu tư với các tài sản hiện có trong q trình tạo ra dịng thu nhập kỳ vọng cho công ty. Rủi ro của danh mục đầu tư được đo lường bằng độ phân tán của tỉ suất sinh lời kỳ vọng của danh mục đầu tư. Nhà quản trị tài chính phải cân nhắc tất cả các vấn đề trên để giúp doanh nghiệp có những quyết định đầu tư hiệu quả với khả năng sinh lời cao và rủi ro là ít nhất.

85

2.2.2 Xác định lãi suất chiết khấu thích hợp khi đánh giá dự án

Thực tế hiện nay , khi thẩm định tài chính thì các dự án đầu tư các công ty thường sử dụng chiết khấu k bằng với lãi suất vay vốn dài hạn của ngân hàng. Như đã phân tích ở phần trên, cách làm này là không đúng.

Do vậy, để nâng cao chất lượng của quyết định đầu tư công ty nên xác định suất chiết khấu thích hợp để xác định hiện giá thuần của dự án. Nếu dự án có mức rủi ro trung bình tức là khi đầu tư vào dự án này khơng làm thay đổi tình trạng rủi ro hiện tại của doanh nghiệp thì suất chiết khấu nên lấy bằng đúng với mức phí tổn sử dụng vốn trung bình của cơng ty được xác định căn cứ vào phương án tài trợ vốn cho dự án.

2.2.3 Tính đến chi phí cơ hội khi lựa chọn dự án đầu tư

Khi doanh nghiệp quyết định một phương án đầu tư có nghĩa là nó bỏ qua một cơ hội đầu tư khác. Vì thế khơng thể khơng tính đến chi phí cơ hội khi xem xét về mặt tài chính của một dự án đầu tư. Những tính tốn này phải dựa trên tỷ suất sinh lời của dự án, so sánh nó với lãi suất vay vốn dài hạn của ngân hàng.

2.3 Nhóm giải pháp liên quan quyết định tài trợ

2.3.1 Huy động và đảm bảo đầy đủ, kịp thời nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp doanh của doanh nghiệp

Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thường nảy sinh các nhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp cũng như cho đầu tư phát triển. Vai trị của tài chính doanh nghiệp trước hết thể hiện ở chỗ xác định đúng đắn các nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ và tiếp đó phải lựa chọn các phương pháp và hình thức thích hợp huy động vốn từ bên trong và bên ngoài đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn cho hoạt động của doanh nghiệp. Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế đã nảy sinh nhiều hình thức

86

mới cho phép các doanh nghiệp huy động các nguồn vốn từ bên ngoài. Do vậy vai trị của tài chính doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng hơn trong việc chủ động lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động liên tục và có hiệu quả với chi phí huy động vốn ở mức thấp nhất.

Bản thân việc vay vốn không phải lúc nào cũng là thượng sách. Nếu lãi suất phải trả cao hơn tỷ suất lợi nhuận có thể thu được, thì đương nhiên các công ty sẽ không bao giờ vay vốn. Và trên thực tế, nhiều công ty cho rằng nếu khơng có được những dự án đầu tư mang lại lợi nhuận cao hơn mức lãi suất tiền vay, thì thà cứ cố gắng tiết kiệm tiền còn hơn là đi vay mượn thêm. Nhưng đây khơng phải là lời giải cho bài tốn vốn. Nếu chỉ cần tiết kiệm và giảm tối đa mọi chi phí là đủ, thì chắc sẽ khơng có ai thành lập cơng ty và mở rộng các hoạt động kinh doanh cả. Lời giải ở chỗ các công ty làm sao để khơng phải đi vay mà vẫn tìm ra những nguồn huy động vốn khác nhau.

Trên thị trường vốn, có khá nhiều phương thức khác nhau để tiếp cận các nguồn vốn đầu tư, tuy nhiên, điều khó khăn đối với đa số các công ty là họ không hội đủ các điều kiện cần thiết để vay vốn, hay không nhận được sự tin tưởng từ phía các nhà tài trợ. Vì thế, việc nâng cao năng lực kinh doanh, cũng như đẩy mạnh uy tín của cơng ty trong con mắt các nhà tài trợ là rất cần thiết để cơng ty có thể tiếp cận các nguồn vốn một cách dễ dàng.

Trước mỗi quyết định tài trợ vốn, các nhà tài trợ thường căn cứ vào độ tin cậy và uy tín của cơng ty. Nếu cơng ty muốn sớm nhận được quyết định tài trợ vốn, thì một bộ tài liệu chứng minh độ tin cậy của công ty sẽ là rất cần thiết. Văn bản này càng trung thực và rõ ràng bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Các nhà tài trợ sẽ tiến hành xác minh, nếu phát hiện có chi tiết thiếu trung thực, lập tức họ sẽ đặt dấu hỏi về độ tin cậy của cơng ty.

Bên cạnh đó, một bộ máy kế tốn tài chính hiệu quả cũng đóng vai trị quan trọng trong việc tạo dựng độ tin cậy của công ty. Sau những vụ bê bối

87

tài chính lớn như Enron, Worldcom... giờ đây các công ty trên thế giới đã quan tâm hơn đến bộ máy kế tốn. Điều này hồn tồn hợp lý, bởi nếu cứ tiếp tục xem thường bộ máy kế tốn như trước đây, thì chắc hẳn sẽ khơng tránh khỏi những "vết xe đổ". Và do vậy lòng tin của các nhà đầu tư sẽ giảm sút nghiêm trọng.

Ngoài việc chủ động huy động vốn và trình bày các năng lực kinh doanh, doanh nghiệp còn phải thể hiện cam kết tài chính của nó đối với những hoạt động kinh doanh cụ thể. Nhà tài trợ vốn sẽ ln nhìn vào giá trị thực của cơng ty và các hệ số chuẩn mực về tài chính. Nên chuẩn bị các bản báo cáo tài chính về hiệu quả kinh doanh, năng lực quản lý (chứng nhận tiêu chuẩn ISO, TQM...)..., bởi chúng là những biểu hiện rõ ràng nhất khả năng của công ty trong con mắt các nhà tài trợ. Báo cáo tài chính sẽ "tiết lộ" hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời cung cấp những thông tin cần thiết cho các cơ quan quản lý, các nhà đầu tư hiện tại và tương lai, các chủ nợ,... về tình hình tài chính của cơng ty. Vì vậy, tính trung thực trong báo cáo tài chính có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Trong các kế hoạch huy động vốn, vấn đề lo ngại nhất của các nhà tài trợ là những rủi ro tài chính do sự biến động của thị trường, như giá ngoại tệ lên xuống thất thường, đồng nội tệ mất giá, thị trường bất động sản thay đổi, tình trạng trượt giá phi mã,... Các nhà tài trợ vốn sẽ ln xem xét và suy tính rất kỹ về các rủi ro xấu nhất có thể xảy ra.

Chính vì vậy, để giúp các nhà tài trợ sớm ra quyết định, cơng ty nên có các phương án giải thích rõ ràng về tính tối ưu và khả thi của khoản tiền huy động, đồng thời việc giải thích càng chi tiết, rõ ràng bao nhiêu sẽ càng có lợi cho bấy nhiêu.

Sau cùng, doanh nghiệp chỉ nên cân nhắc tới một khoản huy động vốn, khi tin t ng và tính tốn th y r ng lưở ấ ằ ợi nhuận thu được từ các hoạt động kinh doanh đ c đầượ u tư từ khoản vốn huy động đó sẽ cao hơn các chi phí huy động

Một phần của tài liệu Quản trị tài chính trong các công ty đa quốc gia (Trang 86)