Nhóm giải pháp liên quan quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu Quản trị tài chính trong các công ty đa quốc gia (Trang 95 - 100)

II. Khả năng áp dụng

2. Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng áp dụng kinh nghiệm

2.5 Nhóm giải pháp liên quan quản trị rủi ro

2.5.1 Giữ tỷ lệ vốn nợ trong cơ cấu vốn ở mức thích hợp

Cơ cấu vốn là tổng hợp các nguồn tài trợ dài hạn của công ty. Bao gồm: nợ dài hạn, vốn chủ sở hữu, vốn cổ phần (đối với công ty cổ phần) và quan hệ tỉ lệ giữa các thành phần vốn đó trong tổng vốn dài hạn của cơng ty. Doanh nghiệp có thể tìm nguồn tài trợ dài hạn thông qua các thị trường vốn

90

như thị trường tín dụng thuê mua, thị trường tín dụng thế chấp đặc biệt cơng ty có thể huy động nguồn vốn dài hạn trên thị trường chứng khốn. Vốn nợ của cơng ty được hình thành từ các nguồn như vốn vay dài hạn của ngân hàng, vốn th của các cơng ty cho th tài chính và vốn vay trực tiếp từ nhà đầu tư qua việc phát hành chứng khoán nợ. Vốn cổ phần hay vốn chủ sở hữu gồm vốn phần ban đầu do phát hành cổ phiếu phổ thông và phần lợi nhuận lưu trữ để tái đầu tư.

Vốn vay là giải pháp cổ điển mà nhìn chung các doanh nghiệp đều nghĩ tới khi cần huy động vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Nhưng bản thân việc vay vốn không phải bao giờ cũng là thượng sách. Nguồn vốn vay sẽ đi kèm với lãi suất cho vay, đối với doanh nghiệp đó là chi phí vốn. Nếu lãi suất phải trả cao hơn tỷ suất lợi nhuận có thể thu được, thì đương nhiên các cơng ty sẽ không bao giờ vay vốn. Và trên thực tế, nhiều công ty cho rằng nếu khơng có được những dự án đầu tư mang lại lợi nhuận cao hơn mức lãi suất tiền vay, thì thà cứ cố gắng tiết kiệm tiền còn hơn là đi vay mượn thêm. Nhưng đây không phải là lời giải cho bài toán vốn. Nếu chỉ cần tiết kiệm và giảm tối đa mọi chi phí là đủ, thì chắc sẽ khơng có ai thành lập cơng ty và mở rộng các hoạt động kinh doanh cả. Cho nên vấn đề của các doanh nghiệp là phải xác định tỷ lệ vốn vay thích hợp trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp để lãi vay không trở thành một gánh nặng cho tài chính doanh nghiệp.

Cơ cấu vốn tối ưu là cơ cấu vốn xác lập được sự tương quan hợp lý giữa mức rủi ro của khoản đầu tư và mức lợi nhuận kiếm được và do đó có thể tối đa hố giá trị cơng ty.

Có 5 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định về cơ cấu vốn

+ Mức rủi ro kinh doanh của công ty: Rủi ro kinh doanh cao thì hệ số vốn tối ưu càng thấp

+ Thuế suất thu nhập cơng ty: thuế suất càng cao thì hệ số nợ tối ưu càng cao

91

+ Vị thế tài chính cơng ty: Nếu cơng ty dễ dàng huy động vốn trong những trường hợp khẩn cấp thì hệ số nợ tối ưu cao và ngược lại.

+ Thái độ của nhà quản lý đối với rủi ro : Nhà quản trị ghét rủi ro không muốn sử dụng vốn nợ nhiều cho nên hệ số nợ tối ưu có xu hướng thấp. + Tối ưu hố cơ cấu vốn là duy trì hệ số nợ ở mức làm cho phí tổn sử dụng vốn của doanh nghiệp thấp nhất và do đó giá trị của nó cao nhất.

2.5.2 Trích lập các quỹ dự phòng sự biến động lãi suất trên thị trường

Rủi ro tài chính là sự biến động của thu nhập rịng do ảnh hưởng của chi phí trả lãi vay cố định khi tình hình kinh tế biến động . Để hạn chế sự biến động giá đầu vào hay đầu ra nhằm ổn định dịng thu nhập dự kiến cơng ty có thể sử dụng kỹ thuật “Hedge” trên thị trường tài chính. Nếu cơng ty muốn ổn định gía đầu vào hay chặn không cho giá vật tư nguyên liệu biến động tăng vượt q mức có thể chấp nhận được cơng ty nên mua nguyên vật liệu thông qua hợp đồng tương lai. Công ty cũng nên trích các quỹ dự phịng sự biến động giá trị các loại tài sản nhằm giảm thiểu tổn thất khi có sự biến động bất lợi của thị trường.

Ngồi ra, cơng ty cần phải dự trữ hệ số nợ cho những trường hợp khẩn cấp khi cần có nguồn tài chính tức thời để giải quyết những tổn thất không mong muốn như khi hoả hoạn xảy ra hay tài sản bị phá huỷ do động đất, bão lụt.

92

KẾT LUẬN

Nền kinh tế Việt Nam đang từng bước chuyển mình và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Các doanh nghiệp Việt Nam đang dần khẳng định vị thế của mình và trong tương lai sẽ vươn tầm ra thị trường quốc tế. Nhưng trước mắt chúng ta cịn rất nhiều khó khăn phải vượt qua. Tự bản thân các doanh nghiệp cũng còn nhiều vấn đề phải đổi mới. Trong đó chúng ta thường nói đến khả năng quản lý như một mặt còn yếu kém của các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt quản trị tài chính dường như là một lĩnh vực mới mẻ đối với phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam.

Nền kinh tế thế giới đang phát triển theo hướng tồn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ. Cùng với nó là sự phát triển nhanh chóng của mơ hình cơng ty đa quốc gia. Các công ty này hoạt động trên phạm vi quốc tế thành công nhờ khả - - năng quản lý xuất sắc giúp họ kết hợp sự đa dạng cũng như kiểm soát những biến động và thay đổi đến từ yếu tố “đa quốc gia” của nó. Quản trị tài chính bao giờ cũng là lĩnh vực quan trọng nhất của quản trị doanh nghiệp nói chung.

Cho nên để hồn thiện hoạt động quản trị tài chính trong các doanh nghiệp của Việt Nam, nên chăng chúng ta có thể học tập nó từ kinh nghiệm của các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới. Đó là suy nghĩ đã thôi thúc em chọn đề tài khóa luận này.

Nội dung bài khóa luận này đã tìm hiểu những vấn đề lý thuyết cơ bản nhất liên quan đến quản trị tài chính cơng ty đa quốc gia. Đó là các quyết định đầu tư, quyết định tài trợ, quyết định liên quan tài chính ngắn hạn và quản trị rủi ro. Bên cạnh đó tác giả cũng nghiên cứu kinh nghiệm quản trị tài chính của một số cơng ty đa quốc gia điển hình trên thế giới để qua đó rút ra những bài học quý báu cho hoạt động quản trị tài chính trong các doanh nghiệp, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế Việt Nam. Trong phần nghiên cứu khả năng áp dụng những kinh nghiệm đó cho các doanh nghiệp Việt Nam, em xin đưa ra

93

một số giải pháp kiến nghị để nâng cao năng lực quản trị tài chính cho các doanh nghiệp. Quản trị tài chính của chúng ta phải hồn thiện hơn nữa để có khả năng áp dụng những kinh nghiệm quốc tế và chỉ khi làm được điều đó, các doanh nghiệp Việt Nam mới có thể mở rộng ra thị trường quốc tế hình thành loại hình cơng ty đa quốc gia có trụ sở tại Việt Nam.

Do hạn chế về mặt kiến thức cũng như thời gian, chắc chắn bài khóa luận vẫn cịn nhiều sai sót. Em rất mong nhận được những nhận xét và ý kiến đóng góp từ phía các thầy cơ giáo và các bạn.

Em cũng xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ Nguyễn Thúy Anh đã nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian hồn thành bài khóa luận này.

94

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Alan C. Shapiro (2006), Multinational Finance Management, Trường Đại học Nam California.

2. Theodore Levitt (2007), Sự tồn cầu hóa của các thị trường, Tạp chí Harvad Business

3. TS. Nguyễn Văn Thanh (2004), Quản trị tài chính cơng ty đa quốc

gia, NXB Tài chính.

4. Nguyễn Hải Sản (2003), Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê.

5. ThS. Đinh Thế Hiển (2007), Quản trị tài chính cơng ty – Lý thuyết và ứng dụng, NXB Thống kê.

6. Nguyễn Hải Tiến (2004), Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở, NXB Thống kê.

7. TS. Nguyễn Hữu Tài (2006), Giáo trình Lý thuyết Tài chính tiền tệ- , NXB Thống kê

8. Báo cáo kin tế thường niên của Liên Hiệp Quốc (2005) 9. Các website: www.kienthuctaichinh.com.vn www.thuvienphapluat.com www.vneconomy.vn www.vinabook.cm/quan-tri-tai-chinh-m11i23011.html www.camnangquantri.com www.vietbao.com

Một phần của tài liệu Quản trị tài chính trong các công ty đa quốc gia (Trang 95 - 100)