Nâng cao tỷ trọng vốn nợ trong cơ cấu vốn một cách hợp lý nhằm tận dụng

Một phần của tài liệu Phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp sông đà (Trang 76 - 78)

II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY

2.Nâng cao tỷ trọng vốn nợ trong cơ cấu vốn một cách hợp lý nhằm tận dụng

bảy tài chính.

2.1. Cơ cấu vốn và rủi ro tài chính:

Cơ cấu vốn của một doanh nghiệp là cơ cấu tỷ trọng vốn nợ và vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp Doanh nghiệp nào có cơ cấu vốn với phần vốn vay cao hơn sẽ đem lại lợi sự gia tăng ROE nhiều hơn trong trường hợp EBIT hoặc ROA gia tăng. Ngược lại trường hợp EBIT hoặc ROA suy giảm thì rủi ro giảm ROE sẽ lớn hơn”.

Rủi ro vừa đề cập trên đây gọi là rủi ro tài chính. Vậy có thể nói rằng rủi ro tài chính là rủi ro gắn liền với kết cấu vốn của doanh nghiệp, cụ thể là gắn liền với kết cấu vốn gồm vốn vay và vốn chủ sở hữu. Một doanh nghiệp có kết cấu vốn với phần vốn vay lớn hơn sẽ có nhiều cơ hội đem lại lợi nhuận vốn chủ cao hơn, nhưng gắn liền với nó là rủi ro tài chính cũng lớn hơn.

2.2. Đòn bảy tài chính (financial leverage):

Đòn bảy tài chính được định nghĩa như là mức độ theo đó các chứng khoán có thu nhập cố định (nợ và cổ phiếu ưu đãi) được sử dụng trong cơ cấu vốn của công ty.

Đòn bẩy tài chính là phản ánh mức độ ảnh hưởng của kết cấu vốn đến lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE khi có sự thay đổi của EBIT hoặc của lợi nhuận trên tổng tài sản ROA. Cụ thể một kết cấu vốn với tỷ trọng vốn vay không thay đổi tức là tổng lãi vay phải trả không thay đổi doanh nghiệp nào có hệ số nợ (HV) càng cao sẽ có đòn bẩy tài chính càng lớn, và ngược lại dòn bẩy tài chính sẽ rất nhỏ trong các doanh nghiệp có hệ số nợ thấp. Những doanh nghiệp không mắc nợ (hệ số nợ bằng 0) sẽ không có đòn bẩy tài chính. Điều đó cũng có nghĩa là với 1 kết cấu vốn không thay đổi nếu EBIT hoặc ROA chỉ cần có thay đổi nhỏ thì cũng làm cho ROE tăng một tỷ lệ lớn hơn rất nhiều, ngược lại trong trường hợp EBIT hay ROA suy giảm thì rủi ro giảm lợi nhuận vốn chủ sở hữu sẽ lớn hơn”.

Đòn bẩy tài chính dùng các chi phí tài chính cố định làm điểm tựa. Khi một doanh nghiệp sử dụng các chi phí tài chính cố định, một thay đổi trong EBIT sẽ được phóng đại thành một thay đổi tương đối lớn trong thu ROE Tác động số nhân này của việc sử dụng các chi phí tài chính cố định được gọi là độ lớn đòn bẩy tài chính (độ nghiêng đòn bẩy tài chính).

2.3. Cơ cấu vốn hợp lý:

Như đã nói ở trên, tỷ lệ nợ vay quá cao sẽ dẫn đến những rủi ro về mặt tài chính , nhưng quá thấp sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu . Vậy cơ cấu vốn như thế nào là hợp lý?

Ngành bất động sản có đặc thù là tỷ lệ vay nợ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn, có doanh nghiệp vay nợ trên 80% vốn. Tỷ lệ nợ trên tổng vốn của S udico mới chiếm 41.52%.

Ta có đẳng thức:   ROA

L D i

ROA

ROE    

Trong đó: i: chi phí vốn nợ D: vốn nợ

L: vốn chủ sở hữu

Trong trường hợp ROA >i, càng gia tăng tỷ trọng vốn nợ trên tổng vốn thì ROE càng cao . Mối quan hệ giữ a D /L và ROE là tương quan thuận . Trường hợp ROA <i, càng tăng tỷ trọng vốn nợ trên tổng vốn thì ROE càng thấp . Mối quan hệ giữa D /L và ROE là tương quan nghịch.

Đối với Sudico , ROA trung bình của 4 năm 2005-2009 là 23%, ROA cao nhất là ROA của năm 2009 bằng 39%. ROA thấp nhất là của năm 2008 bằng 12%. Chi phí vốn nợ của Sudico thường dao động khoảng 12.5%10. Với triển vọng tươi sáng của Sudico trong những năm tới thì ROA hoàn toàn có thể lớn hơn chi ph í vốn nợ và dao động quanh mức trung bình trong quá khứ là 39%. Do vậy, nếu tỷ trọng nợ của Sudico tăng lên sẽ làm khuếch đại ROE . Mặt khác, để đảm bảo an toàn về tài chính và thận trọng hơn thì Sudico nên gia tăng cơ cấu vốn nợ/tổng vốn bằng mức trung bình ngành , bởi vì hiện nay cơ cấu vốn nợ của Sudico là 42% đang thấp hơn mức trung bình ngành là vào khoảng 47%.

Theo như kế hoạch năm 2010 của Sudico thì sau thuế 1.006 tỷ đồng tăng trưởng 16% (ước tính lợi nhuận trước lãi thuế vào khoảng so với thực hiện của năm 2009 đặt kế hoạch vốn chủ sở hữu 2.564 tỷ đồng so với 1756 tỷ đồng

10Sudico phát hành trái phiếu kì hạn 3 năm với lãi suất cố định năm đầu là 12.5%. Hai năm tiếp theo bằng lãi suất thả nổi theo lãi suất tiền gửi tiết kiệm trả sau (kỳ hạn 12 tháng) theo mức lãi suất của 4 Ngân hàng là Agribank, Vietcombank,

Một phần của tài liệu Phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp sông đà (Trang 76 - 78)