MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ PHÂN TÍCH CÔNG TY VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ

Một phần của tài liệu Phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp sông đà (Trang 32 - 35)

PHIẾU TRÊN THẾ GIỚI VÀ SO SÁNH VỚI VIỆT NAM

1. Kinh nghiệm phân tích công ty của thế giới và so sánh với Việt Nam. 1.1. Về phƣơng pháp áp dụng 1.1. Về phƣơng pháp áp dụng

Trên thế giới, khi phân tích công ty thường áp dụng 2 phương pháp: top-down và bottom-up. Phương pháp top-down đã được trình bày như phần trên.

Hình 2: Hai phương pháp tiếp cận phân tích công ty

Phương pháp bottom-up thì trình tự ngược lại: phân tích công ty, phân tích ngành và cuối cùng là phân tích vĩ mô. Trường phái Top-down cho rằng các nền kinh tế, thị trường chứng khoán và ngành đều ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của một chứng khoán. Trường phái Bottom – up cho rằng có thể tìm ra những cổ phiếu định giá trị thấp so với giá thị trường và có tỷ suất sinh lời cao mà không kể viễn cảnh của thị trường và ngành.

Ở Việt Nam, hiện nay các chuyên gia phân tích cũng áp dụng các mô hình này, nhưng phân tích top-down thì phổ biến hơn. Các công ty chứng khoán ở Việt Nam thường sử dụng phương pháp Top-down để đưa ra các báo cáo phân tích chuyên sâu về các doanh nghiệp niêm yết hỗ trợ quyết định mua bán chứng khoán của các nhà đầu tư..

1.2. Về ý nghĩa và vai trò

Trên thế giới, phân tích công ty dù theo phương pháp Top-down hay Bottom-up thì các báo cáo phân tích được ứng dụng hết ý nghĩa của nó đặc biệt là trên các thị trường chứng khoán phát triển (TTCK), đã đạt đến mức độ hiệu quả. Các dữ liệu sử dụng để phân tích trên thế giới, nhất là ở các nền kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật, Anh… thì tin cậy hơn, đầy đủ hơn do thị trường tài chính, chế độ thông tin, chế độ báo cáo tài chính minh bạch hơn. Do đó, các kết quả phân tích trên thế giới tin cậy hơn. Cho nên phân tích công ty hay còn gọi là phân tích cơ bản được phát huy gần như hết tác dụng của nó.

Ở Việt Nam, thị trường còn mới nổi nên trong nhiều trường hợp, các kết quả phân tích chỉ là mang tính chất tham khảo. Việt Nam hiện vẫn chưa công nhận là nền kinh tế thị trường thực thụ. Mối liên hệ giữa nhiều doanh nghiệp với ngành và tổng thể nền kinh tế vĩ mô còn chưa thực sự khăng khít. Thêm vào đó, các giao dịch tài chính còn chưa minh bạch, hiện tượng thông tin bất cân xứng còn phổ biến, chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính vẫn còn nhiều bất cập và chất lượng nguồn nhân lực kế toán-tài chính còn hạn chế. Nhiều nhà đầu tư còn chưa quan tâm đến ứng dụng của phân tích cơ bản trong đầu tư chứng khoán. Do vậy, đôi khi phân tích ngành và phân tích nền kinh tế vĩ mô chưa phát huy hết tính hữu dụng của nó.

2. Kinh nghiệm định giá cổ phiếu trên thế giới và so sánh với Việt Nam.

Trên thế giới, các nhà đầu tư coi phân tích công ty là nền tảng để định giá cổ phiếu. Họ là những nhà đầu tư thực thụ nên rất coi trọng phân tích cơ bản bên cạnh phân tích kĩ thuật. Còn ở Việt Nam, nhiều nhà đầu tư phong cách còn chưa chuyên nghiệp, vẫn còn đầu tư theo tâm lý đám đông, chưa nhận thức được tầm quan trọng, chưa biết vận dụng phân tích công ty và cũng không quan tâm đến giá trị thực của cổ phiếu.

Hơn nữa, trên thế giới định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu luồng tiền (DCF), P/E và chiết khấu cổ tức là phổ biến nhất. Lý do là vì những phương pháp này có độ tin cậy và chính xác nhất. Mô hình DCF rất được ưa chuộng, theo đó, giá trị của cổ phiếu là giá trị của tất cả các dòng tiền ước lượng trong tương lai được chiết khấu về hiện tại với một tỷ suất chiết khấu hợp lý. Mô hình này khá phức tạp, đòi hỏi phải ước đoán chuỗi các kế hoạch tạo ra dòng tiền hoạt động nhưng nó phản ánh được tương đối đầy đủ mọi mặt bản chất hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty so với các phương pháp khác. Trên thế giới, họ có họ có đầy đủ các điều kiện và công cụ để ước tính và dự

báo dòng tiền trong tương lai nên việc sử dụng mô hình DCF không mấy khó khăn, còn phương pháp P/E lại dễ áp dụng vì có đủ số liệu về TTCK và ngành mà các thị trường này cũng đạt đến mức độ hiệu quả.

Tại Việt Nam, việc áp dụng mô hình các mô hình vẫn còn nhiều vấn đề. Trước hết, mô hình DCF có một số khó khăn làm cho việc ước tính nguồn thu trong tương lai của các công ty khó có thể chính xác như tình hình môi trường kinh doanh có nhiều biến động; các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có các công ty đang niêm yết đều chưa quen với lập kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn, đặc biệt là còn xa lạ với việc dự báo chi tiết luồng tiền dài hạn ra, vào…Bên cạnh đó, việc áp dụng hệ số P/E để tính giá cổ phiếu tại Việt nam còn gặp phải nhiều khó khăn do thiếu số liệu và TTCK chưa phát triển. Về mô hình chiết khấu cổ tức, hiện nay do chưa có hệ số Beta nên việc áp dụng còn gặp trở ngại ở chỗ khi quyết định được tỷ suất chiết khấu.Vì thế, thực tế cho thấy phương pháp định giá theo tỷ số P/E thường được áp dụng hơn vì tính đơn giản, dễ hiểu của nó

CHƢƠNG 2:

PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIỂU CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẨU TƢ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIÊP SÔNG ĐÀ

Một phần của tài liệu Phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp sông đà (Trang 32 - 35)