Sở giao dịch giao sau OneChicago

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp áp dụng hợp đồng giao sau chứng khoán vào thị trường chứng khoán việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 42 - 45)

1.3 Kinh nghiệm về xây dựng và tổ chức vận hành của một số sàn giao dịch giao

1.3.2 Sở giao dịch giao sau OneChicago

1.3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Sau khi bãi bỏ Hiệp định Shad Johnson vào năm 2000, trong đó cấm các giao dịch hợp đồng giao sau cổ phiếu riêng lẻ tại Mỹ, liên hiệp Chicago bao gồm CME (Chicago-Mercantile Exchange), CBOT (Chicago Board of Exchange), và CBOE (Chicago Board Option Exchange) kết hợp lại để tạo ra sàn giao dịch điện tử liên doanh, giao dịch các hợp đồng giao sau trên các cổ phiếu đơn lẻ và các chỉ số rút gọn (narrow indexs). Mục đích là để tận dụng các chuyên gia thị trường của các Sở giao dịch, cũng như công nghệ ngày càng tinh vi và chức năng thanh toán bù trừ hiện đại. Quan điểm của lãnh đạo các Sở giao dịch là làm việc hợp tác, qua đó đảm bảo độ sâu và tính thanh khoản cho thị trường mới.

Sau vài lần trì hỗn, sàn giao dịch One Chicago bắt đầu giao dịch hợp đồng giao sau vào cuối năm 2002 với trên 70 cổ phiếu vốn hóa lớn và 8 chỉ số rút gọn. Ngược lại với việc sàn giao dịch vật chất là đặc trưng cho cả ba sở giao dịch Chicago, OC giao dịch hồn tồn bằng điện tử - khơng có sàn giao dịch hoặc giao dịch bằng hình thức chào bán giá cơng khai.

1.3.2.2 Cấu trúc hoạt động

OneChicago là cơng ty tư nhân hoạt động vì lợi nhuận được sở hữu bởi CME, CBOE và CBOT. Nhờ vào sự thắt chặt hợp tác của ba Sở giao dịch này, OC có một đội ngũ quản lý độc lập và tự chịu trách nhiệm

Trung tâm thanh toán bù trừ OCC (The Options Clearing Corporation) hoạt động như một trung tâm thanh toán bù trừ cơ bản cho các giao dịch giao sau của OneChicago. Tuy nhiên, người sử dùng cũng có thể lựa chọn thanh tốn bù trừ thơng qua CME.

1.3.2.3 Kỹ thuật công nghệ phục vụ thị trường

OneChicago tận dụng nhiều công nghệ khác nhau của các sở giao dịch và phát triển cho những nhu cầu kinh doanh riêng của mình. Các thành viên và những đối

tượng tham gia thị trường có thể sử dụng một loạt các giao diện điện tử một cách linh hoạt. Ví dụ, người sử dụng front-end có thể thực hiện các giao dịch thơng qua CBOEdirect, CME’s GLOBEX 2, độc lập phát triển APIs, hoặc phần mềm độc quyền ISV. Quá trình giao dịch có thể được hồn thành thơng qua hệ thống khớp lệnh CBOE hay GLOBEX2 (mặc dù tất cả các khớp lệnh cuối cùng đi qua CBOEdirect), trong khi thanh toán bù trừ diễn ra qua cổng của OCC hay CME’s Clearing 21.

1.3.2.4 Phân loại hàng hóa trên OC

OC có nhiệm vụ cung cấp cho khách hàng cơ hội kinh doanh và quản lý rủi ro trong các thị trường giao sau thu hẹp. Như vậy, Sở giao dịch sẽ không cung cấp hợp đồng quyền chọn (mà dành cho CBOE) hoặc hợp đồng chỉ số rộng (mà thuộc về ba sở giao dịch lớn). Các sản phẩm của OC:

- Hợp đồng giao sau cổ phiếu đơn lẻ của Mỹ SSFs- Single Stock Futures - Hợp đồng giao sau các chứng chỉ quỹ ETFs- Exchange traded Funds

- Hợp đồng giao sau chỉ số rút gọn bao gồm: hàng không, công nghệ sinh học, máy tính, quốc phịng, ngân hàng, dịch vụ dầu khí, các nhà bán lẻ.

1.3.2.5 Các quy định trong hợp đồng giao sau

Quy định trong hợp đồng giao sau cổ phiếu dơn SSFs và hợp đồng giao sau chứng chỉ quỹ ETFs

Quy mô hợp đồng 100 cổ phần hoặc 1000 cổ phần của chứng khoán

cơ sở

Dao động giá tối thiểu một hợp đồng (Tick size)

$0.01 x 100 shares = $1 $0.01 x 1,000 shares = $10

Giờ giao dịch thông thường cho hợp đồng giao sau cổ phiếu SSFs, ETFs

HĐ SSFs 8:30 a.m. – 3:00 p.m. Central Time HĐ ETFs 8:30 a.m. – 3:15 p.m. Central Time

Giới hạn vị thế cho loại hợp đồng có kích thước 100 cổ phần và 1000 cổ phần

Chỉ áp dụng trong khoảng năm ngày giao dịch cuối cùng trước khi đáo hạn:

Đối với loại HĐ 100 cổ phần: 13.500 hay 22.500 Đối với loại HĐ 1000 cổ phần: 1.350 hay 2.250 Hoặc theo quy định của CFCT.

Giới hạn giá hàng ngày Không

Những tháng quy định trong hợp đồng Bất kể tháng nào trong khoảng thời gian 2 năm

Ngày đáo hạn/ ngày giao dịch cuối cùng Thứ sáu tuần thứ ba của tháng hợp đồng, hay nếu ngày thứ sáu lại không phải ngày làm việc, thì ngày đáo hạn là ngày kinh doanh trước liền kề.

Thanh toán/ chuyển giao Chuyển giao vật chất các chứng khoán cơ sở vào ngày kinh doanh thứ ba sau ngày đáo hạn.

Lưu ký chứng khoán cơ sở Cơng ty thanh tốn và lưu ký DTCC (Depository Trust & Clearing Corporation)

Mức ký quỹ yêu cầu Kỹ quỹ ban đầu và kỹ quỹ duy trì yêu cầu là 20%

giá trị tiền mặt của hợp đồng.

Thanh toán và bù trừ Thanh toán bù trừ bởi Cơng ty thanh tốn bù trừ (The Options Clearing Corporation – OCC)

Cơ quan quản lý thuộc chính phủ Mỹ OneChicago tuân theo các quy định của Ủy ban giao sau hàng hóa (CFTC- The Commodity Futures Trading Commission) và Ủy ban chứng khoán (SEC- Securities and Exchange Commission)

Đặc điểm của hợp đồng giao sau chỉ số rút gọn

Kích thước hợp đồng Tổng số cổ phần chứng khoán thành phần* giá thành phần

Giao động giá tối thiểu (tick

size) $0.01 index points ($10.00 mỗi hợp đồng)

Giờ giao dịch thông thường 8:30 a.m. – 3:00 p.m.

Giới hạn vị thế Năm ngày trước ngày giao dịch cuối cùng, giới hạn vị thế là

1000 hợp đồng

Giới hạn giá hàng ngày Không

đồng kỳ thời điểm nào trong năm.

Ngày đáo hạn/ ngày thanh toán cuối cùng

Thứ sáu tuần thứ ba của tháng đáo hạn, trừ khi Sở không làm việc trong ngày này, ngày đáo hạn sẽ là ngày liền kề trước đó.

Thanh tốn

Thanh toán tiền mặt vào ngày đáo hạn hợp đồng. Giá thanh toán cuối cùng sẽ dựa trên giá mở cửa của các thành phần chứng khoán vào ngày thanh toán cuối cùng.

Ngày giao dịch cuối cùng Ngày giao dịch trước ngày đáo hạn.

Ký quỹ yêu cầu Kỹ quỹ ban đầu và kỹ quỹ duy trì là 20% giá trị hợp đồng

Thanh toán và bù trừ Cơng ty Thanh tốn và bù trừ OCC

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp áp dụng hợp đồng giao sau chứng khoán vào thị trường chứng khoán việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)