0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

SO SÁNH MÔ HÌNH TỔNG CÔNG TY CỦA VIỆT NAM VỚI CƠ

Một phần của tài liệu VAI TRÒ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA TRONG MARKETING QUỐC TẾ (Trang 81 -86 )

II. BÀI HỌC VỀ PHÁT TRIỂN CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ MẠNH

1. SO SÁNH MÔ HÌNH TỔNG CÔNG TY CỦA VIỆT NAM VỚI CƠ

TNCs

Từ nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của TNCs có thể nhận thấy rằng các TNCs này đều đƣợc hình thành dựa trên đòi hỏi của thị trƣờng cũng nhƣ những yêu cầu trong quá trình phát triển và mở rộng ra thị trƣờng thế giới. Trong cơ cấu tổ chức của TNCs thì công ty mẹ luôn nắm vai trò chủ chốt trong việc vạch ra những quyết định về chiến lƣợc phát triển của công ty. Mức độ chi phối của công ty mẹ đối với các chi nhánh của mình phụ thuộc vào lƣợng cổ phần mà nó nắm giữ tại các chi nhánh đó. Hơn nữa, các chi nhánh tùy vào các mô hình khác nhau mà có mức độ độc lập tƣơng đối với công ty mẹ song vẫn phụ thuộc vào nguồn vốn, công nghệ của công ty mẹ. Các quyết định liên quan đến lƣu chuyển và điều phối vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu thông qua các kênh lƣu chuyển vốn đƣợc thực hiện một cách hiệu quả do sự phụ thuộc của các chi nhánh đối với công ty mẹ về vốn và chiến lƣợc phát triển.

So với các TNCs ở các nƣớc thì Tổng công ty của Việt nam có một số điểm tƣơng đồng nhƣ sau:

- Đều có cơ cấu tổ chức bao gồm nhiều thành viên trong đó có một đơn vị chủ chốt đóng vai trò nhƣ một cơ quan điều khiển, là bộ máy lãnh đạo của các đơn vị thành viên khác. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty cũng bao gồm một giám đốc tại trụ sở và tại mỗi đơn vị thành viên đều có các giám đốc chi

nhánh. Ngay trong các Tổng công ty cũng nhƣ TNCs đều có các đơn vị thành viên hạch toán độc lập. Tại các Tổng công ty, các đơn vị thành viên này có thể đƣợc coi là công ty con do tổng công ty sở hữu toàn bộ vốn điều lệ.

- Trong TNCs cũng nhƣ Tổng công ty cũng đều có sự chuyên môn hóa, hợp tác hóa trong sản xuất, tạo ra mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa các đơn vị thành viên. Đơn vị này tạo thị trƣờng cho đơn vị kia. Sự phát triển của mỗi đơn vị tạo tiền đề cho nhau tồn tại, phát triển và từ đó tạo thế mạnh cho Tổng công ty, giúp Tổng công ty có khả năng cạnh tranh cao hơn và hội nhập kinh tế có hiệu quả hơn.

Vào những năm 90-91 nƣớc ta đã tiến hành nhiều cải tổ cơ bản đối với các doanh nghiệp nhà nƣớc. Hàng loạt tổng công ty nhà nƣớc ra đời với hy vọng có thể phát triển thành các doanh nghiệp mạnh, tạo thế chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và cạnh tranh đƣợc với các tập đoàn lớn trên thị trƣờng thế giới. Tuy vậy có thể thấy rằng mặc dù một số Tổng công ty nhà nƣớc trong những năm thành lập đã hoạt động khá tốt và có đóng góp to lớn vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân song hầu hết đều đã bộc lộ ngày càng rõ những khiếm khuyết nội tại của mình.

Thứ nhất, các Tổng công ty không có sự minh bạch về tài chính.Vốn của Tổng công ty và công ty thành viên đều là vốn nhà nƣớc-thuộc sở hữu toàn dân. Tổng giám đốc của các Tổng công ty, giám đốc các công ty thành viên là chủ tài khoản của một số tiền lớn song không phải do mình bỏ ra. Đây là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến tệ tham nhũng, tham ô trong các Tổng công ty. Trong Tổng công ty, vai trò của công ty lãnh đạo là rất mờ nhạt. Do lƣợng vốn đầu tƣ vào các đơn vị thành viên là vốn của nhà nƣớc rót thẳng đến, giá trị tài sản của Tổng công ty là do tổng hợp từ tài sản của các doanh nghiệp thành viên. Các quyết định từ công ty lãnh đạo tới doanh nghiệp thành viên đều mang tính hành chính mệnh lệnh, công ty này không có thực quyền do

không nắm quyền chi phối về vốn, công nghệ của các đơn vị thành viên. Các đơn vị thành viên trong Tổng công ty có thể là pháp nhân độc lập hoặc hạch toán phụ thuộc. Sự không thống nhất trên ít nhiều cũng dẫn đến những khó khăn trong quản lý của Tổng công ty đối với từng đơn vị thành viên. Tại các thành viên có tƣ cách pháp nhân độc lập thì trên thực tế Tổng công ty không có khả năng điều phối vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu do chỉ quản lý về mặt hành chính chứ không phải về nguồn vốn. Việc hỗ trợ về công nghệ, tạo thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm cho các công ty thành viên của Tổng công ty cũng không đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn. Trong khi đó, tại TNCs, công ty mẹ và các công ty chi nhánh của mình là các pháp nhân riêng biệt và hạch toán độc lập với nhau. Công ty mẹ nắm giữ cổ phần tại các công ty con và kiểm soát các công ty chi nhánh này một cách hiệu quả thông qua tỷ lệ cổ phần của công ty chi nhánh mà mình nắm giữ.

Thứ hai, có thể thấy rằng các đơn vị thành viên hầu hết đều ra đời trƣớc sự ra đời của Tổng công ty và đƣợc lắp ghép một cách cơ học thành một Tổng công ty. Do đó tuy về mặt hình thức đây là một thực thể thống nhất song trên thực tế thì các đơn vị thành viên hoàn toàn độc lập so với nhau và với đơn vị chủ quản. Chính vì vậy Tổng công ty không thể điều chuyển vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu một cách hiệu quả và nhanh chóng. Việc gộp các công ty độc lập đang hoạt động để thành lập các Tổng công ty một cách cơ học khiến hầu hết các Tổng công ty nƣớc ta đều hoạt động đơn ngành và đƣợc hình thành theo mệnh lệnh hành chính. Mối quan hệ hành chính mệnh lệnh trên dẫn đến Tổng công ty và các công ty thành viên có mối quan hệ lỏng lẻo với nhau, hoạt động kinh doanh giữa các công ty thành viên khá tự phát, không có sự phối hợp nhịp nhàng và đôi khi có những mâu thuẫn đối với mục tiêu chung của Tổng công ty. Yếu tố này phần nào dẫn đến những hạn chế trong tích tụ, tập trung, tăng cƣờng khả năng cạnh tranh của Tổng công ty Việt nam. Trong

khi đó có thể thấy rằng hầu hết các TNCs trên thế giới hiện nay đều có cơ cấu đa ngành, kinh doanh trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau, chiến lƣợc sản phẩm và hƣớng đầu tƣ luôn luôn thay đổi phù hợp với sự phát triển của công ty và môi trƣờng kinh doanh nhƣng mỗi ngành đều có định hƣớng chủ đạo, lĩnh vực đầu tƣ mũi nhọn với những sản phẩm đặc trƣng của tập đoàn. Ngoài ra, việc công ty mẹ thiết lập các chi nhánh của mình tại nƣớc ngoài hoàn toàn do nhu cầu phát triển tại thị trƣờng đó quyết định. Chỉ khi một công ty hoạt động dƣới những tác động của thị trƣờng bên ngoài và phát triển dựa vào thị trƣờng thì nó mới có thể thích nghi một cách tốt nhất với những biến động có thể có trên thị trƣờng mà nó tiến hành sản xuất kinh doanh.

Hơn nữa việc kinh doanh đơn ngành dễ gặp phải những rủi ro trong quá trình kinh doanh, sản xuất do những biến động theo chiều hƣớng có hại của thị trƣờng. Vì vậy, hầu hết các TNCs trên thế giới hiện nay đều hoạt động đa ngành nhằm phân tán rủi ro, mạo hiểm vào các mặt hàng. các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty luôn hiệu quả và bền vững, đồng thời tận dụng đƣợc cơ sở vật chất và khả năng lao động của công ty.

Thứ ba, mặc dù nƣớc ta đã có nhiều văn bản hƣớng dẫn hoạt động của các Tổng công ty song chính hệ thống quản lý hành chính cồng kềnh đã tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của các công ty thành viên. Để quản lý nguồn vốn đầu tƣ vào các công ty này, về mặt vĩ mô, Nhà nƣớc đã ban hành hàng loạt luật pháp, chính sách về tài chính, quản lý vốn, quản lý vật tƣ.. về mặt vi mô, có hội đồng quản trị (nếu là Tổng công ty), có giám đốc và kế toán trƣởng thay mặt Nhà nƣớc và đƣợc giao trách nhiệm quản lý vốn cho Nhà nƣớc. Ngoài ra, còn rất nhiều đoàn thể tổ chức nhƣ tổ chức Đảng, công đoàn.... Mô hình trên tƣởng nhƣ chặt chẽ song lại bộc lộ nhiều nhƣợc điểm: đó là hạn chế nhiều quyền hạn đối với những lãnh đạo có tâm huyết, những công ty

thành viên muốn bứt phá bằng những biện pháp mạnh mẽ nhằm đƣa doanh nghiệp đi lên song lại vấp phải vật cản khi nhận thức chƣa đƣợc tập thể chấp nhận. Đặc biệt với các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong quá trình tham gia đấu thầu luôn phải sử dụng tƣ cách pháp nhân của Tổng công ty, và kèm theo đó là cơ chế xin cho cùng những hạn chế tiêu cực khác đi kèm. Khi công trình đó kém hiệu quả, Tổng công ty phải chịu trách nhiệm pháp lý do đứng tên trong văn bản đấu thầu. Trong TNCs, tùy theo cách quản lý tập quyền hay phân quyền mà công ty mẹ quản lý và tham gia vào hoạt động kinh doanh của các công ty chi nhánh ở các mức độ khác nhau song các công ty chi nhánh luôn có quyền tự chủ nhất định đối với các hoạt động sản xuất- kinh doanh của mình. Hơn nữa do công ty mẹ chỉ nắm cổ phần tại công ty chi nhánh nên chỉ chịu trách nhiệm theo tỷ lệ vốn góp của mình.

Tóm lại, việc hình thành và quản lý các Tổng công ty đều đƣợc thực hiện bởi các biện pháp hành chính, đối lập với các quy luật khách quan của cơ chế thị trƣờng. Vì vậy để phù hợp với yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và toàn diện cũng nhƣ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt nam thì việc tìm ra một phƣơng pháp khắc phục những yếu kém nội tại của các Tổng công ty là một tất yếu khách quan.

Một trong những biện pháp quan trọng đang đƣợc thực hiện nhằm cải tổ hoạt động của các doanh nghiệp nhà nƣớc nói chung và Tổng công ty nhà nƣớc nói riêng là thành lập các tập đoàn kinh doanh (tập đoàn doanh nghiệp) theo mô hình công ty mẹ- công ty con. Đây là một mô hình rất phổ biến đã đƣợc nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng thành công, đặc biệt trong việc hình thành nên các công ty xuyên quốc gia lớn. Việc hình thành nên các tập đoàn theo mô hình công ty mẹ- công ty con phải đƣợc thực hiện căn cứ vào liên kết một cách tự nguyện của các công ty riêng lẻ chứ không phải liên kết cơ học thông qua các mệnh lệnh hành chính. Tập đoàn kinh doanh không phải là

pháp nhân mà chỉ là sự liên kết giữa các doanh nghiệp độc lập với nhau theo phƣơng thức kinh doanh khác nhau nhằm những mục đích nhất định. Vì vậy một quyết định hành chính đƣợc đƣa ra để tiến hành thành lập một tập đoàn kinh doanh không thể giải quyết đƣợc những vƣớng mắc về bộ máy tập đoàn, bổ nhiệm chủ tịch tập đoàn, mức độ chi phối của tập đoàn với các công ty thành viên.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA TRONG MARKETING QUỐC TẾ (Trang 81 -86 )

×