TĂNG CƢỜNG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO

Một phần của tài liệu Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong marketing quốc tế (Trang 30 - 37)

II. VAI TRÒ CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA TRONG

3.TĂNG CƢỜNG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO

Khoa học công nghệ là một trong những nguyên nhân thúc đẩy quá trình mở cửa ra thị trƣờng thế giới của TNCs. Nhờ sự phát triển nhƣ vũ bão của công nghệ khiến năng suất đƣợc tăng cao, vòng đời sản phẩm đƣợc rút ngắn lại và các mặt hàng mới liên tục ra đời…Điều này đặt ra cho TNCs một lựa chọn duy nhất: tìm kiếm những thị trƣờng mới, bành trƣớng mở rộng ra phạm vi toàn cầu hay lụi bại do cạnh tranh gay gắt trong thị trƣờng nội địa đã bão hòa.

Bên cạnh đó, ngày nay khoa học công nghệ còn là chìa khóa cho TNCs để chiến thắng trong cạnh tranh vì nhờ đó TNCs có thể sản xuất ra những hàng hóa với chất lƣợng cao hơn, đặc biệt là những hàng hóa mới mẻ chƣa từng có trên thị trƣờng nhằm định hƣớng nhu cầu của ngƣời tiêu dùng. Độc quyền trong công nghệ là một đặc trƣng của TNCs, là điều kiện tiên quyết để TNCs có thể thu đƣợc lợi nhuận độc quyền cao. Chính vì những lý do đó mà hàng năm TNCs luôn giành một khoản ngân sách lớn cho hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ không chỉ ở nƣớc đặt trụ sở mà cả ở nƣớc ngoài.

TNCs ngày nay chiếm một tỷ lệ lớn các nghiên cứu và phát triển công nghệ (R&D) toàn cầu.

Hình 3: Ngân sách đầu tƣ cho R&D của một số TNCs và nền kinh tế tiêu biểu năm2002

(Đơn vị : tỷ USD)

Nguồn: World investment report 2005: Transnational Corporations and the Internationalization of R&D, tr120

Trong năm 2002, 700 công ty đầu tƣ cho hoạt động nghiên cứu lớn nhất của thế giới( trong đó 98% là TNCs) đã dành một khoản ngân sách là 310 tỷ USD (46% tổng chi tiêu cho R&D của toàn thế giới và là hơn 2/3 R&D vì mục đích thƣơng mại toàn cầu) cho hoạt động nghiên cứu và phát triển công

nghệ[26, tr 19].Trong thực tế, ngân sách đầu tƣ cho R&D ở một số TNCs lớn nhiều khi lớn hơn cả khoản đầu tƣ này tại nhiều quốc gia.

Chỉ tính riêng 4 TNCs lớn là Ford Motor, General Motor, Daimler- Chrysler và Siemens thì khoản đầu tƣ cho R&D trong năm 2002 đã vƣợt qua con số 24,2 tỷ USD mà nếu tính riêng mỗi khoản ngân sách của mỗi TNC thì đã lớn hơn nhiều mức đầu tƣ cho R&D của nhiều nƣớc phát triển nhƣ Tây Ba Nha, Thụy Sĩ...(hình 3). Nếu ngân sách chi tiêu cho R&D cả nƣớc và R&D thƣơng mại của Mỹ trong năm 2002 lần lƣợt là 276,2 và 194,4 tỷ USD [26,Table IV.1, tr120] thì chỉ riêng 10 TNCs lớn nhất nƣớc Mỹ đã chiếm đến 43,1 tỷ USD, tức 15,61% R&D toàn nƣớc Mỹ và 22,1% R&D thƣơng mại của Mỹ. Điều này cho thấy TNCs là chủ thể chủ yếu cho sự phát triển của nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của thế giới. Các khoản đầu tƣ không ngừng gia tăng của TNCs cho R&D là một động lực thúc đẩy sự phát triển của khoa học và công nghệ vì mục đích thƣơng mại nói riêng và khoa học thế giới nói chung. Ngày nay, hoạt động R&D không còn chỉ diễn ra ở các công ty mẹ của TNCs mà đã có sự quốc tế hóa một cách mạnh mẽ. Công nghệ mới ra đời không chỉ ở các phòng thí nghiệm , các viện nghiên cứu mà còn từ các trƣờng đại học và ngay tại các xí nghiệp, cơ sở sản xuất của TNCs tại các nƣớc khác nhau. Ví dụ nhƣ tập đoàn Motorola đã thiết lập một hệ thống R&D bao gồm 14 cơ sở tại 7 nƣớc .

Hình 4: Tổng chi tiêu cho R&D (GERD) và R&D thƣơng mại (BERD) theo nhóm nƣớc năm 1996 và 2002 (Đơn vị: triệu USD)

Nguồn:World investment report 2005: Transnational Corporations and the Internationalization of R&D , tr107

Hình 4 cho thấy rằng trong giai đoạn 1996-2002, đầu tƣ cho hoạt động R&D của thế giới nói chung và R&D thƣơng mại của các TNCs nói riêng đều có sự gia tăng. Đặc biệt, R&D tại các nƣớc đang phát triển cũng có sự gia tăng nhanh chóng. R&D tại khu vực này đã tăng từ 44 lên 57 triệu USD trong đó R&D thƣơng mại của TNCs đã tăng từ 20 lên 32 triệu USD.

Để nâng cao hiệu quả R&D, ngày nay TNCs đã tích cực tiến hành liên kế, hợp tác trong lĩnh vực R&D. Các liên kết này bao gồm những thỏa thuận trong đó hai hay nhiều hãng sẽ cung cấp ở một mức độ nào đó các hợp tác kỹ thuật hoặc một phần các hoạt động R&D. Những ngành công nghiệp có hàm lƣợng tri thức cao thƣờng diễn ra nhiều liên kết công nghệ nhất. ở các ngành công nghiệp thực phẩm và ôtô thì liên kết công nghệ diễn ra ít hơn.

Bên cạnh nghiên cứu và phát triển công nghệ, TNCs còn thúc đẩy nhanh quá trình chuyển giao công nghệ thông qua hệ thống R&D và các dự án FDI. Hoạt động này của TNCs tập trung chủ yếu tại những nƣớc có nguồn tri thức đặc biệt, hầu hết tập trung tại những nƣớc phát triển. Hiện nay, nhiều nƣớc

phát triển đã xây dựng các cơ sở đào tạo chuyên sâu, các trung tâm nghiên cứu hoặc các khu công nghệ và khoa học để thu hút đầu tƣ của các TNCs vào các ngành công nghệ cao.

Nhƣ vậy, TNCs không những đi đầu trong nghiên cứu khoa học công nghệ mà còn là cầu nối giúp triển khai công nghệ trên phạm vi toàn cầu.

4. Đẩy mạnh hoạt động thâm nhập và mở cửa thị trƣờng thế giới

Mở cửa thị trƣờng thế giới là một đòi hỏi ngày càng bức thiết đối với TNCs. Bởi trong quá trình mở rộng và bành trƣớng ra bên ngoài cuả mình, TNCs luôn phải tìm kiếm những thị trƣờng mới nhằm tiêu thụ các sản phẩm của mình cũng nhƣ tìm kiếm những nguồn nguyên liệu rẻ nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận. Các hiệp định về tự do hóa thƣơng mại đƣợc ký kết ngày càng nhiều hiện nay một phần lớn là do những nỗ lực vận động và ảnh hƣởng của các TNC. Gần đây, những công ty lớn về sản xuất thức ăn nhanh của Mỹ đã tự hình thành nên một liên minh gọi là Liên Minh thƣơng mại thực phẩm đứng đầu là KFC và Pizza Hut restaurants nhằm vận động tự do hóa hơn nữa trong thƣơng mại thực phẩm.

Những nghiên cứu của Ivey Business Journal[21] đã cho thấy mức độ hội nhập cao về nguyên vật liệu và sản phẩm có một ảnh hƣởng to lớn đến giá thành sản phẩm và lợi thế cạnh tranh về giá đối với các TNCs. Ngoài ra, lợi thế so sánh về giá còn mang ý nghĩa quan trọng hơn nữa đối với hoạt động của các chi nhánh khi chúng phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc khác. Vì vậy, một khi mức độ hội nhập của một quốc gia vào nền kinh tế thế giới càng ở mức cao thì các TNCs càng có cơ hội giảm thiểu đƣợc các chi phí của mình trong quá trình hoạt động và do đó, gia tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp. Chính vì lý do trên đây mà TNCs ngày càng trở thành chủ thể tích cực cho quá trình mở cửa thị

trƣờng thế giới. Hơn thế nữa, trong tiến trình đổi mới đất nƣớc, các quốc gia trên thế giới đặc biệt là các nƣớc đang phát triển có nhu cầu ngày càng cao về thu hút vốn đầu tƣ và công nghệ hiện đại để phục vụ quá trình này. TNCs với tiềm lực kinh tế lớn lao chính là mục tiêu của các quốc gia này và vì vậy một môi trƣờng đầu tƣ, môi trƣờng kinh doanh thông thoáng hơn, mở hơn là yêu cầu tiên quyết đƣợc đặt ra.

Ngày nay, toàn cầu hóa và quá trình phân công lao động sâu sắc khiến các quốc gia ngày càng trở nên phụ thuộc lẫn nhau hơn. Thế giới ngày nay đang chịu ảnh hƣởng sâu sắc của các liên minh chiến lƣợc của các TNCs lớn. Do quá trình mở rộng hoạt động và dịch chuyển vốn của TNCs mà phạm trù biên giới quốc gia trở nên mờ nhạt. Xu hƣớng này cho thấy mở cửa thị trƣờng là một điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại của mỗi nền kinh tế quốc gia nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung.

Đối với hầu hết các quốc gia, đặc biệt là những nƣớc đang phát triển thì mức tăng trƣởng kinh tế cao sẽ không thể đạt đƣợc nếu thiếu các khoản đầu tƣ nƣớc ngoài và tăng trƣởng xuất khẩu trên cơ sở hội nhập sâu sắc vào nền kinh tế thế giới.

TNCs còn thúc đẩy nhanh tiến trình tự do hóa đầu tƣ nƣớc ngoài thông qua những tác động hoàn thiện hệ thống luật đầu tƣ nƣớc ngoài theo hƣớng mở cửa. Xu hƣớng pháp luật trong những năm qua cho thấy hầu hết những cải cách về hệ thống pháp luật đều theo hƣớng thuận lợi hóa cho các hoạt động thƣơng mại và đầu tƣ, bao gồm việc củng cố các sáng kiến, giảm thuế và mở cửa hơn nữa cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Mặc dù vẫn có hạn chế trong một số lĩnh vực thƣơng mại và đầu tƣ song xu hƣớng thuận lợi hóa vẫn là chủ yếu. Việc tháo bỏ những cản trở để đẩy mạnh tự do hóa thƣơng mại và đầu tƣ đã đƣợc nhiều quốc gia hƣởng ứng, số lƣợng các thỏa thuận quốc tế liên quan đến đầu tƣ tiếp tục mở rộng. Đến cuối năm 2005, tổng số các thỏa thuận về thƣơng mại song phƣơng đã đạt đến con số 2.495 và thỏa thuận song phƣơng

về thuế quan tăng đến 2.758 cùng với 232 thỏa thuận quốc tế bao gồm cả những điều khoản liên quan đến đầu tƣ khác[27, tr 16]. Nhiều quốc gia đang phát triển cũng đang tích cực tham gia vào quá trình tự do hóa thƣơng mại và đầu tƣ này. Đặc biệt là các nƣớc khu vực Đông, Nam và Đông-Nam-Á đã và đang chủ động mở cửa nền kinh tế nƣớc mình nhằm thu hút dòng FDI, chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ. Một ví dụ điển hình đó là Ấn Độ hiện nay đã cấp phép cho các dự án FDI đầu tƣ vào xây dựng và Trung Quốc đã dỡ bỏ những hạn chế về khu vực hoạt động của các ngân hàng và đại lý du lịch của nƣớc ngoài.

Những minh họa trên cho thấy TNCs có vai trò quan trọng trong quá trình đẩy mạnh mở cửa thị trƣờng thế giới. Những nỗ lực vận động và ảnh hƣởng to lớn của TNCs trên thế giới đối với hoạt động thƣơng mại và đầu tƣ là một yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình tự do hóa thƣơng mại và đầu tƣ toàn cầu.

CHƢƠNG II

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA TRONG MARKETING QUỐC TẾ

Trong một môi trƣờng kinh doanh nói chung và môi trƣờng marketing quốc tế nói riêng có nhiều biến động nhƣ hiện nay, các TNCs đã không ngừng biến đổi cơ cấu tổ chức của mình nhằm đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của thị trƣờng cũng nhƣ thích ứng nhất với những thách thức của môi trƣờng bên ngoài, đặc biệt là môi trƣờng marketing quốc tế.

Một phần của tài liệu Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong marketing quốc tế (Trang 30 - 37)