THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TRÊN THẾ GIỚI

Một phần của tài liệu Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong marketing quốc tế (Trang 27 - 30)

II. VAI TRÒ CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA TRONG

2. THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TRÊN THẾ GIỚI

Hiện nay trên thế giới, các TNCs là chủ thể của 90% tổng FDI toàn cầu. Các TNCs có thể tham gia vào thị trƣờng của nƣớc nhận đầu tƣ thông qua hai hình thức FDI là đầu tƣ mới và M&A[26, tr 9]. Mục tiêu tối thƣợng của TNCs là tìm kiếm những nguồn lợi nhuận ngày càng cao, do đó khi thị trƣờng trong nƣớc đã trở nên bão hòa và nguồn vốn trong nƣớc có khả năng sinh lời thấp với rủi ro cao thì các TNCs không ngừng chuyển vốn ra bên ngoài, đầu tƣ vào những thị trƣờng có tỷ lệ lợi nhuận cao, nhiều điều kiện ƣu đãi và rủi ro thấp. Với lợi thế về kỹ thuật hiện đại, quản lý tiên tiến và đặc biệt là lợi thế về vốn, các TNCs luôn tích cực đầu tƣ ra thị trƣờng bên ngoài nhằm tối đa hóa lợi nhuận trên phạm vi toàn cầu. Cho đến năm 2005 tổng FDI toàn cầu đã tăng vọt lên mức 916 tỷ USD, tăng 29% so với năm 2004 (ở mức hơn 648 tỷ USD),

trong đó năm 2004 giá trị của các giao dịch M&As của TNCs đạt 381 tỷ USD (chiếm 59%), phần còn lại thuộc về 9.800 dự án đầu tƣ mới của TNCs và một phần nhỏ của các nhà đầu tƣ khác[26, tr 9]. Trong năm 2005, FDI đổ vào các nƣớc phát triển đã tăng đáng kể, ở mức 38% (573 tỷ USD) - kết thúc bốn năm sụt giảm liên tiếp luồng FDI vào khu vực này. Bên cạnh đó, dòng vốn FDI đổ vào các quốc gia đang phát triển cũng có sự tăng trƣởng đáng kể:13%, tƣơng đƣơng 274 tỷ USD[29].

Hình 1: Xu thế phát triển của GDP, giá trị xuất khẩu và dòng vồn FDI thế giới

(Các chỉ số của năm 1970 là 100 đơn vị )

.

Nguồn: Giorgio Barba Navaretti and Anthony J. Venables (2004) “Multinational Firms in

the World Economy”, tr4

Trong 15 năm qua, FDI thế giới đã có bƣớc tăng trƣởng mạnh mẽ, vƣợt xa mức tăng trƣởng của thƣơng mại và thu nhập. Giai đoạn này chứng kiến sự tăng vọt các hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của TNCs. Có thể thấy rõ

trong hình 1 dƣới đây, nếu trong giai đoạn 1970-1984 mức tăng GDP toàn cầu là 3.1%, tăng trƣởng xuất khẩu 5.2% và tăng FDI 4.25 thì đến giai đoạn 1985- 1999 khi GDP toàn cầu tăng trƣởng ở mức 2,5%/năm và xuất khẩu thế giới tăng 5,5 % thì dòng vốn FDI chảy vào các nƣớc đã tăng ở mức 17,7%[17, tr 9]. Kể từ năm 2001, do những biến động trên thị trƣờng thế giới và sự tăng trƣởng mạnh của xu hƣớng sát nhập và mua lại giữa TNCs mà FDI toàn cầu có xu hƣớng giảm sút. Nếu trong 2001, xuất khẩu thế giới là 7666 tỷ USD thì FDI chỉ ở mức 823 tỷ USD.

Hình 2: Dòng vốn FDI đổ vào các nhóm nền kinh tế và toàn cầu 1980-2005

(Đơn vị :tỷ USD)

Nguồn:UNCTAD/ FDI/TNC database www.unctad.org/fdistatistics

Đối với các nƣớc đang phát triển, dòng vốn FDI thế giới đổ vào các nƣớc này đã tăng từ 24.6% trong giai đoạn 1988-1993 lên hơn 40% trong 1992- 1997 sau đó giảm xuống 21,33% do cuộc khủng hoảng kinh tế ở Châu á. Trong thời gian gần đây có thể thấy rõ sự phục hồi của dòng FDI thế giới nói chung và dòng FDI đổ vào các nƣớc đang phát triển nói riêng: FDI thế giới đã tăng từ 666,5 tỷ năm 004 lên 959,4 tỷ năm 2005 (hình 2).

Sự gia tăng nhanh chóng các dòng vốn FDI trên thế giới cho thấy vai trò ngày càng quan trọng hơn của TNCs trong thúc đẩy đầu tƣ thế giới. Cùng với quá trình phát triển mở rộng của mình, TNCs đã có những tác động to lớn tới luồng đầu tƣ trên thế giới mà tiêu biểu là dòng vốn FDI- một nguồn lực tài chính vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Ngoài ra, TNCs còn có những tác động tích cực nhằm thúc đẩy nhanh tiến trình tự do hóa đầu tƣ nƣớc ngoài thông qua việc tác động hòan thiện hệ thống luật đầu tƣ theo hƣớng mở cửa. Vấn đề này sẽ đƣợc trình bày chi tiết hơn trong phần tác dụng của TNCs trong việc đẩy mạnh hoạt động thâm nhập và mở cửa thị trƣờng thế giới .

Một phần của tài liệu Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong marketing quốc tế (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)