TẬP QUYỀN ( CENTRELISATION)

Một phần của tài liệu Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong marketing quốc tế (Trang 41 - 43)

I MÔ HÌNH CHUNG

2.1.TẬP QUYỀN ( CENTRELISATION)

2. ĐẶC ĐIỂM VỀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ CỦA TNCS

2.1.TẬP QUYỀN ( CENTRELISATION)

Tập quyền là một mô hình quản lý công ty, trong đó những quyết định quan trọng đƣợc thực hiện ở cấp cao nhất. Trong mô hình quản lý công ty tập quyền, các quyết định về hoạt động của công ty đƣợc phân ra ba cấp chịu trách nhiệm. Cấp lãnh đạo (cấp cao nhất) thƣờng nắm trọn toàn bộ các quyết định chiến lƣợc quan trọng nhƣ chiến lƣợc về thị trƣờng, chiến lƣợc giá, sản phẩm.. Các cấp trung gian chủ yếu chỉ chịu trách nhiệm thừa hành các quyết định trên, triển khai các mệnh lệnh từ cấp trên xuống cấp dƣới (tác nghiệp) và có rất ít quyền chủ động, độc lập trong hoạt động điều phối trong công ty. Cấp tác nghiệp là ngƣời thực thi mệnh lệnh từ lãnh đạo (sau khi đã đƣợc triển khai đầy đủ và rõ ràng của cấp trung gian). Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, tập quyền đã có nhiều thay đổi do điều kiện khu vực cũng nhƣ mục tiêu của công ty. Do đó, một công ty lớn tập trung quyền tuyệt đối hiện nay hầu nhƣ không tồn tại. Trong mô hình quản lý tập quyền toàn bộ hoạt động của Văn phòng và hoạt động kinh doanh sản xuất của công ty nằm dƣới sự lãnh đạo trực tiếp của Tổng giám đốc. Trụ sở công ty thực hiện việc quản lý tập trung đối với các chi nhánh cấp dƣới, là trung tâm đầu tƣ và trung tâm lợi nhuận, thông qua các phòng ban chức năng (tổ chức theo chức năng) và phân công trách nhiệm cụ

thể, rõ ràng cho các phòng ban chức năng để phục vụ cho hoạt động quản lý nhằm hỗ trợ cho hoạt động sản xuất- kinh doanh.

Thông thƣờng mô hình tổ chức quản lý tập quyền đƣợc áp dụng tại những TNCs có quy mô không lớn và có hoạt động sản xuất- kinh doanh tƣơng đối đồng nhất, hoặc nếu có đa dạng hóa thì cũng chỉ là sự kéo dài cơ học của ngành sản xuất-kinh doanh chủ đạo

Hình 5: Mô hình tổ chức tập quyền

Nguồn: Nguyễn Trung Vãn(2006) “Cơ cấu tổ chức công ty kinh doanh quốc tế”, giáo trình Marketing quốc tế, Đại học Ngoại Thƣơng,tr 40

(1) Ưu điểm của mô hình tổ chức tập quyền

-Đảm bảo sự quản lý điều hành tập trung, thống nhất và kịp thời của lãnh đạo công ty( Văn phòng công ty) đối với việc xây dựng, thực thi và điều chỉnh kế hoạch sản xuất- kinh doanh hàng ngày của toàn công ty.

- Đảm bảo sự quan tâm đúng mức và kịp thời các hạng mục đầu tƣ quan trọng, chủ yếu của toàn công ty. Đảm bảo công ty hoạt động theo đúng các chiến lƣợc đề ra, không bị phân tán, có tính nhất quán cao.

- Tạo sự thống nhất và chủ động trong việc phân phối các nguồn lực giữa các bộ phận chức năng trong công ty.

Cấp trung gian

Cấp tác nghiệp Cấp

(2) Hạn chế của mô hình

-Nguy cơ tập trung quá nhiều vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày, những công việc sự vụ dẫn đến xem nhẹ vai trò của công tác hoạch định chiến lƣợc và xây dựng kế hoạch kinh doanh dài hạn do việc hợp nhất giữa chức năng xây dựng chiến lƣợc và ra quyết định đầu tƣ với chức năng chỉ đạo hoạt động kinh doanh của ban lãnh đạo công ty.

- Trong quá trình phân bổ các nguồn lực và hoạch định chiến lƣợc trong công ty dễ nẳy sinh những mâu thuẫn giữa các hoạt động sản xuất kinh doanh chủ đạo với các hoạt động khác mang tính bổ trợ.

- Thiếu sự phối hợp trong ban lãnh đạo do mỗi phó tổng giám đốc đƣợc phân công phụ trách một lĩnh vực hoạt động riêng. Nếu không có sự liên hệ, phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận khác nhau trong công ty sẽ dẫn đến tình trạng chỉ chú trọng đến lợi ích trong lĩnh vực mà mình đảm nhiệm mà không chú ý đúng mức đến lợi ích của toàn công ty.

- Không khuyến khích đƣợc sự sáng tạo của cấp dƣới. Các cấp thấp hơn tác nghiệp kém năng động vì chỉ làm theo lệnh.

- Trong một số trƣờng hợp, việc các lãnh đạo cấp cao can thiệp quá sâu và trực tiếp vào các hoạt động sản xuất-kinh doanh hàng ngày của các đơn vị thành viên sẽ gián tiếp làm tăng chi phí quản lý, thậm chí cản trở sự năng động, sáng tạo của từng thành viên và hiệu quả chung của cả công ty.

Một phần của tài liệu Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong marketing quốc tế (Trang 41 - 43)