PHÂN QUYỀN (DECENTRELISATION)

Một phần của tài liệu Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong marketing quốc tế (Trang 43 - 47)

I MÔ HÌNH CHUNG

2.2.PHÂN QUYỀN (DECENTRELISATION)

2. ĐẶC ĐIỂM VỀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ CỦA TNCS

2.2.PHÂN QUYỀN (DECENTRELISATION)

Phân quyền là mô hình quản lý công ty, trong đó các quyết định về hoạt động của nó sẽ đƣợc phân cấp có thẩm quyền riêng quyết định. Tùy theo mức độ quan trọng của từng vấn đề mà các nhà quản lý cấp cao hay cấp thấp sẽ chịu trách nhiệm thông qua. Trong mô hình tổ chức quản lý kiểu phân quyền, trụ sở của tập đoàn sẽ chịu trách nhiệm tiến hành các hoạt động điều phối

chung, không thực hiện việc kiểm soát trực tiếp các hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên. Mỗi cấp quản lý đều có quyền tự chủ khá cao về tài chính và kinh doanh. Với cơ cấu tổ chức kiểu phân quyền này, thông tin đƣợc xử lý nhanh chóng giữa các cấp lãnh đạo với bộ phận sản xuất kinh doanh, giảm thiểu các cấp trung gian, giảm bớt hành chính mệnh lệnh, các quyết định đƣa ra có tính kịp thời và phù hợp với tình hình của cơ sở hơn.

Hình6 : Mô hình quản lý Phân quyền

Nguồn: Nguyễn Trung Vãn(2006) “Cơ cấu tổ chức công ty kinh doanh quốc tế”, giáo trình Marketing quốc tế, Đại học Ngoại Thƣơng.

(1) Ưu điểm của mô hình quản lý phân quyền

- Giảm nhẹ gánh nặng cho các nhà quản lý cấp cao. Nhƣ vậy các nhà quản lý này có thể tập trung vào các hoạt động liên quan đến chiến lƣợc của tập đoàn hơn là tham gia quá nhiều vào các hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty.

- Giảm bớt tính chất hành chính, mệnh lệnh trong công ty, các chi nhánh đƣợc giao quyền tự chủ hơn trong sản xuất kinh doanh và do đó có khả năng thích ứng nhanh hơn với những biến động của thị trƣờng địa phƣơng. Quyền tự quyết của các doanh nghiệp thành viên đƣợc nâng cao do công ty mẹ thông qua việc nắm giữ cổ phần chỉ thực thi các quyết định liên quan đến giá cả, sản lƣợng và phân bổ thị trƣờng tiêu thụ, các công ty thành viên có quyền tự quyết đối với những vấn đề khác không kém phần quan trọng nhƣ xác định

Lãnh đạo cao nhất

Nhân sự Tài chính Sản xuất Xuất khẩu Quảng cáo Marketing

quy mô doanh nghiệp và đầu tƣ vốn. Điều đó có lợi cho các đơn vị thành viên khi mua bán sản phẩm, dịch vụ, giảm bớt tình trạng cạnh tranh giá cả, đồng thời không xâm phạm đến quyền tự chủ và tính tích cực vốn có của các doanh nghiệp thành viên.

(2) Hạn chế của mô hình quản lý phân quyền

Bên cạnh những ƣu điểm trên, mô hình phân quyền cũng có một số hạn chế nhƣ các đơn vị thành viên có thể quá mải mê với những hoạt động riêng biệt tại khu vực thị trƣờng của mình mà sao lãng các chiến lƣợc chung của toàn doanh nghiệp; thiếu sự nhất quán trong quản lý, đôi khi dẫn đến những bất đồng và mâu thuẫn giữa chiến lƣợc của toàn tập đoàn và phƣơng hƣớng phát triển của các đơn vị thành viên.

Nhờ những ƣu việt so với tập quyền mà ngày nay mô hình phân quyền ngày càng trở nên phổ biến trong doanh nghiệp. Các công ty xuyên quốc gia do đặc điểm là có các chi nhánh phân bố rộng rãi trên phạm vi quốc tế do đó việc áp dụng phân quyền trong quản lý sẽ giúp giảm bớt rủi ro trong hoạt động do các quyết định đƣa ra kịp thời hơn và phù hợp với điều kiện hiện có ở nƣớc sở tại. Trong TNCs, các quyết định mang tính chiến lƣợc, ảnh hƣởng tới quá trình hoạt động lâu dài và đƣờng lối phát triển của công ty sẽ do lãnh đạo cấp cao thực hiện-thông thƣờng là những lãnh đạo cấp cao tại trụ sở công ty; trong khi đó những quyết định liên quan tới cơ sở nhƣ những quyết định chiến thuật sẽ do lãnh đạo cơ sở ở chi nhánh đó quyết định.

Tuy vậy, tập quyền hay phân quyền tuyệt đối không phải một chọn lựa tối ƣu trong hầu hết TNCs hiện nay mà thông thƣờng các công ty này có xu hƣớng áp dụng kết hợp cả hai mô hình quản lý trên, nhƣ vậy vừa phù hợp với

những tập đoàn quy mô lớn đòi hỏi vừa tập trung vừa phân quyền nhƣng nhắm tới hiệu quả tổng thể.

Tính chất tập quyền thể hiện ở cơ chế kiểm soát tập trung của ban lãnh đạo cấp cao đối với ba lĩnh vực quan trọng nhất. Một là quyết định các vấn đề mang tính chiến lƣợc của toàn tập đoàn: đầu tƣ mới hay rút khỏi một thi trƣờng địa phƣơng, định hƣớng chiến lƣợc phát triển, kế hoạch phát triển dài hạn, kế hoạch hàng năm của tập đoàn. Hai là quyết định các chính sách chung và điều hành các giao dịch bên ngoài tập đoàn. Ba là đƣa ra các quyết định bổ nhiệm, tuyển chọn, đánh giá, miễn nhiệm các cán bộ cao cấp của tập đoàn. Các nguồn lực quan trọng đƣợc tập trung tại công ty mẹ do mục đích gia tăng những lợi ích theo quy mô hoặc nhằm bảo vệ những khả năng cốt lõi của doanh nghiệp, ví dụ nhƣ những nghiên cứu cơ bản. Một khu vực khác cần có tập quyền trong quản lý đó là chức năng quản lý tài chính hay ngân quỹ của công ty và phát triển quá trình quản lý toàn cầu.

Việc phân bổ nguồn lực và điều hành các giao dịch nội bộ của trụ sở không chỉ dựa trên những hoạt động tài chính của mỗi công ty con mà quan trọng hơn là nó gắn kết những hoạt động này với việc thực hiện chiến lƣợc kinh doanh và tối ƣu hóa hiệu quả hoạt động của toàn tập đoàn.

Tính chất phân quyền thể hiện ở chỗ các công ty con hoặc chi nhánh có quyền tự chủ khá cao khi thực hiện các quyết định đầu tƣ, kinh doanh; có quyền tự chủ hơn trong sản xuất kinh doanh và tự chủ về tài chình. Hoạt động kinh doanh của các đơn vị thành viên chịu sự quản lý, giám sát trực tiếp của các ban chức năng nhƣ ban nhân sự, ban dự án..Phân quyền nên đƣợc áp dụng khi quản lý các nguồn lực tạo ra lợi ích từ sự linh hoạt hay khác biệt trong hoạt động của từng chi nhánh.

Theo mô hình này, TNCs đƣợc cấu trúc theo hƣớng các nhà quản lý cấp cao tập trung vào các quyết định mang tính chiến lƣợc, dài hạn và quan trọng

nhằm đảm bảo tối ƣu hóa toàn bộ các hoạt động của toàn tập đôàn còn các quyết định điều hành kinh doanh đƣợc phân cho cấp quản lý thấp hơn thực hiện.

Mô hình trên nhấn mạnh sự tối ƣu hóa toàn bộ hoạt động của tập đoàn và các đơn vị thành viên thông qua việc huy động các nguồn lực lớn hơn để xây dựng và thực hiện các chiến lƣợc kinh doanh một cách hiệu quả. Ƣu thế hơn hẳn khi áp dụng kết hợp cả phân quyền và tập quyền đó là chức năng nghiên cứu-xây dựng chiến lƣợc và chức năng điều hành các giao dịch nội bộ của cấp quản lý cao nhất. Trụ sở công ty thực hiện việc đánh giá và giám sát một cách có hiệu quả hoạt động của các phòng ban chuyên môn, việc tuyển dụng, bãi miễn các cán bộ quản lý cấp cao của ban này. Trên cơ sở giám sát và đánh giá cung cầu dài hạn, hội đồng quản trị sẽ quyết định tham gia vào một thị trƣờng mới tiềm năng hay rút khỏi một thị trƣờng không hiệu quả.

Một phần của tài liệu Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong marketing quốc tế (Trang 43 - 47)