Kiên Giang có địa hình khá đa dạng, gồm ba dạng địa hình chính: đồng bằng, đồi núi và và đảo biển. Địa hình phần đất liền tương đối bằng phẳng, có hướng thấp dần từ đơng bắc xuống tây nam. Phần hải đảo chủ yếu là địa hình đồi núi, xen kẽ với đồng bằng nhỏ hẹp.
Địa hình đồng bằng: Chiếm phần lớn diện tích của tỉnh, với độ cao trung bình
từ 0,2 – 0,4 m so với mực nước biển, có nhiều kênh rạch và sơng ngịi chảy qua. Ở đây có ba vùng trũng khá lớn: Vùng trũng Tứ giác Long Xun có địa hình nghiêng theo hướng từ bắc xuống nam và từ đông sang tây; vùng trũng Tây sơng Hậu có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ và vùng trũng thuộc U Minh Thượng có địa hình thấp, độ nghiêng thấp dần ra biển phía tây.
Địa hình đồi núi: Tập trung tại ven biển phía tây bắc, thuộc các huyện Hịn
Đất, Kiên Lương, và thành phố Hà Tiên, độ cao trung bình dưới 200 m so với mực nước biển. Cao nhất là núi Hịn Đất (260 m).
Địa hình đảo và quần đảo: Vùng biển Kiên Giang có khoảng 140 đảo lớn nhỏ,
chủ yếu thuộc thuộc các huyện, thành phố: Kiên Lương, Kiên Hải, Hà Tiên và Phú Quốc. Các đảo lớn gồm: Phú Quốc, Hòn Tre, Hòn Sơn (hay Hòn Sơn Rái), Hòn Nghệ,… Các quần đảo gồm: Hải Tặc, Bà Lụa, Nam Du, Thổ Chu và An Thới.
Tìm hiểu thêm
Các đảo ở Kiên Giang thường có địa hình núi. Thường thì mỗi đảo có ít nhất một ngọn núi nhô lên khỏi mặt biển. Riêng Phú Quốc có khoảng 99 ngọn, đỉnh cao nhất là núi Chúa (603 m). Một số đảo khác có núi cao trên 300 m là Hòn Rái (405 m), Hòn Tre (395 m), Hòn Nghệ (340 m), Hòn Củ Tron (384 m). Các đảo khác cao không quá 100 m. Về địa chất, các đảo được cấu tạo từ đá hoa cương, đá phiến thạch biến chất hoặc phiến thạch silic. Các phiến thạch ở đây có cấu trúc xếp nếp (Hịn Heo và Hịn Mấu). Riêng phía bắc Hịn Nghệ có đá vơi chất lượng tốt, có thể làm xi măng trắng.
Địa hình đồi núi ven biển Hà Tiên và các đảo ở vùng biển này đã tạo cho Kiên Giang những thắng cảnh du lịch nổi tiếng. Địa hình đồng bằng cùng với chế độ thuỷ triều của vùng biển Tây Nam đã chi phối lớn đến khả năng tiêu úng vào mùa mưa và ảnh hưởng lớn của xâm nhập mặn vào mùa khô, gây trở ngại cho sản xuất và đời sống.
Dựa vào hình 5.1 và thông tin trong bài, em hãy:
– Nêu đặc điểm của địa hình tỉnh Kiên Giang.
– Xác định trên bản đồ vùng Tứ giác Long Xuyên, núi Hòn Đất và đảo Phú Quốc.
Kiên Giang là tỉnh có tiềm năng khống sản dồi dào bậc nhất ở Đồng bằng sơng Cửu Long. Qua thăm dị, điều tra chưa đầy đủ nhưng đã xác định được 152 điểm quặng và 23 mỏ khoáng sản các loại. Sự phong phú về tài nguyên khoáng sản là điều kiện thuận lợi cho kiên Giang phát triển một ngành công nghiệp đa dạng.
Bảng 5.1. Một số khống sản chính của tỉnh Kiên Giang
TT Tên khống sản Phân bố Trữ lượng
1 Đá vôi Kiên Lương, bắc Hà
Tiên, bắc Hòn Nghệ
450 – 500 triệu tấn
2 Than bùn Vùng U Minh Thượng,
Hà Tiên, Hòn Đất
300 – 500 triệu m3 3 Đá hoa cương Hịn Sóc, Hịn Me, Hịn
Đất, Hịn Tre
Khai thác 300 nghìn m3/năm
4 Cát trắng Phú Quốc 10 triệu m3
5 Quặng kim loại Kiên Lương, Phú Quốc 5 nghìn tấn
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang năm 2019, Nxb. Thống kê, 2020) Do có cấu tạo địa chất như vậy nên đất của các đảo nói chung khơng dự trữ được nước mưa ngọt, nhất là các tháng mùa khô. Lớp phủ thực vật của các đảo hầu hết là cây lấy gỗ. Các sườn đảo hướng phía đơng và nam có cây cối mọc rậm rạp kiểu nhiệt đới.
Hình 5.1. Bản đồ tự nhiên tỉnh K
Dựa vào hình 5.1, bảng 5.1 và kiến thức đã học, em hãy:
– Kể tên các loại khống sản chính ở Kiên Giang. Loại khống sản nào có trữ lượng lớn nhất?
– Xác định sự phân bố của các loại khống sản chính của Kiên Giang trên bản đồ tự nhiên của tỉnh.
2. Khí hậu
Kiên Giang nằm ở vĩ độ thấp, lại có hơn 200 km đường bờ biển nên khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa cận xích đạo và tính chất hải dương với đặc điểm chính là nóng, ẩm và mưa theo mùa. Một năm chia làm hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Mùa khô bắt đầu vào tháng 12 và kết thúc vào tháng 4 năm sau, tương ứng với hoạt động của gió mùa Đơng Bắc. Mùa mưa bắt đầu vào tháng 5, kết thúc vào tháng tháng 11, trùng với hoạt động của gió mùa Tây Nam.
Kiên Giang có nền nhiệt cao, ổn định. Nhiệt độ trung bình hằng năm từ 270C đến 280C, biên độ nhiệt độ trong năm nhỏ, chỉ từ 1 – 30C, nhưng biên độ nhiệt độ trong ngày lại khá lớn, từ 7 – 100C.
Bảng 5.2. Nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa trung bình các tháng tại trạm Rạch Giá năm 2019
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 nămCả Nhiệt độ (0C) 26,7 27.1 28,7 30,2 30,2 29,0 29,1 28,1 27,9 28,5 28,0 26,4 28,3 Độ ẩm (%) 76 77 75 74 78 83 80 84 84 80 78 75 79 Lượng mưa trung bình (mm) 26,4 16,9 41,1 53,1 207,1 460,0 306,4 487,5 463,7 242,3 152,6 0,2 2 403,3 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang năm 2019, Nxb. Thống kê, 2020) Kiên Giang là một trong những tỉnh có lượng mưa lớn nhất ở Nam Bộ, lượng mưa trung bình năm trên 2 000 mm. Độ ẩm bình quân trong năm thường đạt từ 80 – 83%, sự chênh lệch độ ẩm giữa các tháng trong năm trên 10%.
Điều kiện khí hậu ở Kiên Giang có những thuận lợi cơ bản: Ít thiên tai, khơng có bão đổ bộ trực tiếp, khơng rét, ánh sáng và nhiệt lượng dồi dào rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
Dựa vào bảng 5.2 và kiến thức đã học, em hãy:
– Nêu đặc điểm khí hậu của tỉnh Kiên Giang.
– Xác định tháng có nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa lớn nhất, nhỏ nhất.
– Cho biết khí hậu Kiên Giang có thuận lợi và khó khăn gì đối với sản xuất nông nghiệp.