Kiên Giang có hệ thống sơng ngịi, kênh rạch dày đặc, phân bố khắp địa bàn tỉnh, với tổng chiều dài 2 054,93 km. Các con sông lớn gồm: sông Cái Lớn, sông Cái Bé và sông Giang Thành. Các kênh đào lớn gồm: kênh Vĩnh Tế, kênh T3, kênh Tri Tôn, kênh Ba Thê, kênh Cái Sắn, kênh Thốt Nốt, kênh Thị Đội,…
Chế độ nước (thuỷ chế) của sông rạch ở Kiên Giang phụ thuộc vào thuỷ chế của sông Mê Kông và tác động của sông Hậu. Mùa lũ từ tháng 8 đến tháng 11, mùa cạn từ tháng 12 đến tháng 7, trong đó, tháng 5 thường khô hạn nhất, sông rạch cạn kiệt nguồn nước ngọt.
Kiên Giang có nguồn nước ngầm khá đa dạng, tầng nước ngầm thường ở độ sâu cách mặt đất khoảng 80 - 120 m, tầng trữ nước dày 20 m. Tuy nhiên, cũng có
Vùng biển Kiên Giang có diện tích hơn 63 000 km2, là nơi có tài nguyên sinh vật biển phong phú, đa dạng: cá, tôm, mực, hải sâm, bào ngư,… Riêng trữ lượng cá, tơm khoảng 500 000 tấn, trong đó vùng ven bờ có khả năng khai thác trên 200 000 tấn. Ngoài ra, Kiên Giang có nhiều lợi thế trong việc phát triển hệ thống cảng biển phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.
Dựa vào hình 5.1 và kiến thức đã học, em hãy:
– Kể tên và xác định các con sông lớn ở tỉnh Kiên Giang trên bản đồ.
– Theo em, với mạng lưới sơng ngịi, kênh rạch như vậy, Kiên Giang có điều kiện phát triển ngành kinh tế gì?
– Xác định vùng biển của tỉnh Kiên Giang trên bản đồ. Em có nhận xét gì về hình dạng bờ biển của Kiên Giang?
Hình 5.3. Ni tơm cơng nghiệp ở xã Thổ Sơn - Hòn Đất