Hình 8.9. Sản phẩm khơ cá thiều Hình 8.10. Sản phẩm đan tre trúc
Hình 8.11. Sản phẩm từ đất nung Hình 8.12. Sản phẩm đường thốt nốt
Nghề truyền thống góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương, giúp tăng thêm thu nhập. Thời điểm năm 2017, Kiên Giang có khoảng 310 hộ gia đình làm nghề dệt chiếu lác, 30 hộ chuyên nấu đường thốt nốt. Sản phẩm lục bình được ưa chuộng trong các khách sạn, nhà hàng và được xuất khẩu ra gần 20 nước trên thế giới1.
Năm 2018, Kiên Giang có 760 hộ làm nghề đan cỏ bàng với 1 800 lao động, có 50 hộ làm nghề vót đũa với 130 lao động, 50 hộ đan tre trúc với 120 lao động, 40 hộ làm bánh phồng với 110 lao động2…
Năm 2019, tồn tỉnh có khoảng 200 hộ làm nghề tơm khơ với 830 lao động, có khoảng 50 hộ làm nghề nấu rượu nếp, có khoảng 1 500 lao động làm nghề chẻ đá, có 41 hộ làm nghề đan đát với hơn 100 lao động,…Thu nhập bình quân của người lao động trong các nghề truyền thống này dao động từ 100 000 – 500 000 đồng/ người/ngày. Trong đó, nghề làm nung đất (nồi đất) và nghề chẻ đá có thu nhập khá cao, duy trì mức 5 – 6 triệu đồng/người/tháng3.
Phát triển các nghề thủ công truyền thống vừa giữ gìn, phát triển văn hố truyền thống của ông cha để lại, thể hiện được nét đặc trưng của q hương, vừa góp phần tích cực tạo động lực phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh. Đồng thời tận dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ của địa phương như cói, lục bình, tép, cá các loại,… tạo ra hàng hố có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, nghề truyền thống cịn đóng góp vào việc nâng cao tỉ trọng ngành du lịch thông qua các hoạt động tham quan, trải nghiệm tại làng nghề.