Kiên Giang là tỉnh có tài nguyên đất phong phú, đa dạng, có tiềm năng để phát triển các ngành nông – lâm – thuỷ sản, công nghiệp và du lịch.
Bảng 5.3. Các loại đất chính của tỉnh Kiên Giang
TT Nhóm đất chính (nghìn ha)Diện tích Phân bố
1 Đất phù sa 79 Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao 2 Đất phèn 344 Hòn Đất, Hà Tiên, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận
3 Đất mặn 54 An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận
6 Nhóm đất đỏ vàng 33 Phú Quốc, Kiên Hải, Hà Tiên, Hòn Đất
Dựa vào bảng 5.3 và kiến thức đã học, em hãy:
– Kể tên các loại đất chính ở Kiên Giang.
– Loại đất nào chiếm diện tích lớn nhất, nhỏ nhất? Theo em, đất phù sa ngọt
Tài nguyên sinh vật của Kiên Giang khá phong phú. Hiện nay, Kiên Giang là một trong hai tỉnh có diện tích rừng lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tài nguyên rừng có giá trị lớn nhất của Kiên Giang là dải rừng rậm nhiệt đới thường xanh ở Vườn quốc gia Phú Quốc trên đảo Phú Quốc. Rừng ở Vườn quốc gia Phú Quốc phần lớn là rừng nguyên sinh, độ che phủ trên 80%, cấu trúc rừng rậm rạp, có nhiều tầng, với khoảng 360 lồi thực vật, trong đó có nhiều lồi gỗ quý như vên vên, bơ bơ, kền kền, trai, sơn, huỳnh, dầu mít, trầm hương,…
Kiên Giang cịn có rừng ngập mặn ven biển, cấu trúc rậm rạp, với các loài cây đặc trưng như: đước, sú, vẹt, bần, mắm, giá,… và rừng tràm ngập nước của Vườn quốc gia U Minh Thượng. Rừng dừa nước của Kiên Giang có diện tích gần 600 ha chạy dọc hai bờ sông Cái Lớn và Cái Bé và ở hầu hết các sơng rạch khác có tác dụng giữ đất, bảo vệ bờ sông.
Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang với vùng lõi có diện tích là 36 936 ha, bao gồm Vườn quốc gia U Minh Thượng; Vườn quốc gia Phú Quốc, Khu bảo tồn biển Phú Quốc; Khu bảo tồn thiên nhiên Hịn Chơng và đai rừng ngập mặn ven biển Tây.
Động vật trên cạn tập trung chủ yếu ở các khu rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn và rừng tràm, có nhiều lồi như: khỉ, nai, chồn, cáo, thỏ, heo rừng, trăn, rắn,… đặc biệt là một số loài quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam và thế giới như: rái cá lông mũi, sếu đầu đỏ, mèo cá, dơi ngựa lớn, sói lửa, sóc đi ngựa,...
Với bờ biển dài, vùng biển rộng lớn, có nhiều sơng ngịi, kênh rạch nên động vật dưới nước của Kiên Giang cũng rất phong phú, đa dạng. Có nhiều lồi hải sản có giá trị kinh tế cao như: hải sâm, bào ngư, trai ngọc,…
Bảng 5.4. Diện tích rừng hiện có phân theo loại rừng Đơn vị: ha 2015 2016 2018 2019 Rừng tự nhiên 42 150 55 561 52 587 61 127 Rừng trồng 12 311 13 058 13 288 15 091 Tổng số 54 461 68 619 65 875 76 218
Dựa vào bảng 5.4 và thông tin trong bài, em hãy:
– Chỉ ra những biểu hiện chứng tỏ rằng tài nguyên sinh vật của Kiên Giang rất phong phú.
– Kể tên một số loài động, thực vật quý hiếm ở Kiên Giang mà em biết.
– Nhận xét về diện tích rừng của Kiên Giang qua các năm. So sánh diện tích rừng tự nhiên với rừng trồng của Kiên Giang.