Phát huy truyền thống và những kinh nghiệm quý báu của dân tộc Việt Nam các thời kì, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ tỉnh, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Kiên Giang đã và đang tiếp nối truyền thống, phát huy sức mạnh khối đoàn kết các dân tộc trong tỉnh, khơng ngừng nâng cao vai trị Mặt trận, góp phần đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới, xây dựng tỉnh Kiên Giang ngày càng giàu đẹp, nhân dân Kiên Giang có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
a. Xã Vĩnh Phú (huyện Giồng Riềng) là xã có đơng đồng bào dân tộc Khmer sinh sống (chiếm 62%). Thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng nơng thơn mới, Vĩnh Phú có nhiều thay đổi rõ nét, đời sống của người dân ngày được nâng lên; tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm mạnh. Kết quả trên chính là nhờ sự quan tâm của Đảng, chính quyền đia phương, sự đồng thuận, tinh thần đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau về vốn, về kinh nghiệm làm ăn của người dân. Nhiều năm nay, xã đã triển khai mơ hình “hộ khá giúp hộ nghèo” nhằm tiếp sức, giúp các hộ khó khăn có điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên trong cuộc sống.
b. Ấp Xà Xiêm, xã Bình An, huyện Châu Thành là ấp có tới 3 dân tộc sống đan xen gồm: Kinh, Khmer, Hoa. Họ coi nhau như anh em ruột thịt, giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Mỗi khi gia đình nào trong ấp có chuyện vui, buồn đều được người dân đến thăm hỏi, chia sẻ và phụ giúp không kể ngày đêm. Tuy cuộc sống cịn khó khăn nhưng đời sống tinh thần của người dân nơi đây rất phong phú, có thể dễ dàng nhận thấy qua việc ấp có 01 đội bóng đá, 02 đội bóng chuyền và đội múa hát Khmer thường xuyên giao lưu với các địa phương khác. Trong cộng đồng dân cư có sự đồn kết, giữ gìn nét văn hố và duy trì tốt bản sắc văn hố dân tộc.
Thực hiện cuộc vận động “tồn dân đồn kết xây dựng nơng thôn mới, đô thị văn minh” người dân nơi đây tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau phát triển sản xuất, xây dựng nơng thơn mới, thốt nghèo bền vững. Mặt trận Tổ Quốc xã thông qua quyết định trao tặng 07 căn nhà Đại đoàn kết, vận động các nơi để tặng 100 phần quà cho bà con, mỗi phần quà trị giá 200 000đ, tuy giá trị không lớn, nhưng thể hiện tinh thần tương trợ, “không để ai bị bỏ lại phía sau” của bà con nơi đây.
c. Vĩnh Thuận là huyện vùng xa của tỉnh Kiên Giang, xuất phát điểm đi lên xây dựng nông thôn mới thấp; kết cấu hạ tầng nông thôn thiếu sự đồng đều giữa các địa phương, nhưng với sự chung sức, đồng lịng của chính quyền và người dân trong huyện đã cùng nhau đoàn kết trong việc cải tạo, xây dựng hệ thống giao thông, thuỷ lợi chuyển đổi canh tác phục vụ cho phát triển sản xuất. Người dân tình nguyện hiến đất mở rộng đường giao thơng; xây trường mầm non; hỗ trợ kinh phí; đóng góp đất đai, tài sản, ngày công lao động,...Từ những việc làm đó, Vĩnh Thuận đã về đích xây dựng nơng thơn mới. Đến nay, đã có 7/7 xã trong huyện đạt chuẩn nông thôn mới, huyện Vĩnh Thuận cũng đạt 9/9 tiêu chí nơng thơn mới và đang đề nghị cơng nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2021.
– Em hãy nêu một số hoạt động, phong trào thể hiện tinh thần đoàn kết các dân tộc ở huyện Vĩnh Thuận, xã Vĩnh Phú ( huyện Giồng Riêng) và ấp Xà Xiêm, xã Bình An (huyện Châu Thành).
– Tinh thần đoàn kết, đùm bọc, sẻ chia, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau của đồng bào các dân tộc đã đem lại những thành quả gì cho người dân nơi đây?
Tinh thần đoàn kết các dân tộc trên địa bàn tỉnh sẽ tạo điều kiện:
Phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống vật chất tinh thần cho người dân Tạo thêm tình thân, tính gắn kết cộng đồng giữa đồng bào các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh.
Góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống đoàn kết quý báu của dân tộc Việt Nam.