Tỷ lệ cho vay trên các khoản tiền gửi từ năm 200 9 2016

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại việt nam bằng phương pháp SFA (Trang 63 - 66)

LDR (%) 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Ngân hàng nước ngoài 52.11 59.73 57.29 63.09 61.32 55.95 69.63 58.12 Ngân hàng Big Four 78.30 81.43 83.37 81.92 81.07 77.01 78.51 81.06 Ngân hàng thương mại 69.73 60.05 70.12 59.93 58.04 58.41 63.63 67.25

Bảng 3.7: Tỷ lệ các biến số của ngân hàng nước ngoài so với các ngân hàng tại Việt Nam (%)

Các biến số Ngân hàng nước ngoài Ngân hàng Big Four Ngân hàng thương mại

Tổng chi phí 2.73 84.26 13.01

Lợi nhuận 8.35 79.34 12.31

Tổng tài sản 3.88 84.19 11.93

Tổng cho vay 2.82 87.77 9.41

Tài sản thu nhập khác 7.52 77.04 15.44 Tổng thu nhập không từ lãi 9.58 80.92 9.50

Tiền gửi 3.72 84.24 12.04

Tài sản cố định 1.46 84.66 13.88 Số lượng nhân viên 2.51 83.60 13.89

Nguồn: Người viết tính tốn các chỉ số dựa trên dữ liệu thu thập được từ Bankscope và các báo cáo tài chính của các ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam từ năm 2009 - 2016

 Chênh lệch giữa tỷ lệ lãi suất cho vay và tỷ lệ lãi suất tiền gửi của đồng tiền Việt Nam thì cao hơn so với các đồng tiền khác. Tỷ lệ của lãi suất cho vay của đồng ngoại tệ cũng như tỷ lệ lãi suất tiền gửi của đồng ngoại tệ được xác định thơng qua cạnh tranh trên tồn cầu, trong khi đó, tỷ lệ giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi của đồng Việt Nam thì được quy định bởi từng tổ chức tín dụng và chịu kiểm sốt của ngân hàng Nhà nước. Nhìn chung trong giai đoạn đầu kể từ sau khi gia nhập WTO thì các ngân hàng nội địa tại Việt Nam có tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi là cao hơn so với ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên, theo thời gian thì chỉ cịn các ngân hàng thuộc nhóm Big Four là vẫn giữ được tỷ lệ cho vay tương đối cao, còn ngân hàng thương mại và các ngân hàng nước ngồi thì tỷ lệ cho vay ngày một tiến lại gần nhau hơn.

 Các khách hàng tại Việt Nam thì thích thực hiện những khoản tiền gửi bằng đồng Việt Nam hơn so với các đồng ngoại tệ bởi vì lãi suất khi gửi bằng đồng Việt Nam sẽ cao hơn so với khi thực hiện việc gửi tiết kiệm bằng những đồng tiền ngoại tệ khác2. Bên cạnh đó thì các ngân hàng nội địa tại thị

2 Sử dụng bộ dữ liệu từ Bankscope của 36 ngân hàng thương mại đang hoạt động tại Việt Nam và dữ liệu tỷ lệ lãi suất cho vay trung bình tại thị trường Mỹ năm 2016 với tỷ lệ lãi suất cho vay tại 36 ngân hàng thương mại tại Việt Nam là 8.22% và tỷ lệ lãi suất cho vay tại thị trường Mỹ là 4.23%. Trong đó, tỷ lệ

trường Việt Nam thì có xu hướng thực hiện những khoản cho vay trung và dài hạn hơn, trong khi các ngân hàng nước ngồi thì thường có xu hướng thực hiện những khoản cho vay ngắn hạn. Từ đó, dẫn đến lãi suất thu được khi thực hiện những khoản cho vay tại các ngân hàng nội địa thì cao hơn so với lãi suất của các ngân hàng nước ngoài khi thực hiện cho vay.

 Thông thường thì việc duy trì mối quan hệ lâu dài giữa khách hàng và ngân ngân hàng thì sẽ có lợi thế hơn. Ho (2014) đã thực hiện một nghiên cứu và kết luận rằng chi phí giữa việc chuyển đổi giữa các ngân hàng thì sẽ xấp xỉ bằng 0,8% giá trị tiền gửi. Do vậy mà đối với các ngân hàng nước ngoài, đặc biệt là những ngân hàng mới gia nhập thì sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong việc thu hút khách hàng, đặc biệt là những người đã có những khoản tiền gửi tại những tổ chức tín dụng nội địa trước đây.

 Khách hàng thì thường thích những ngân hàng với số lượng nhân viên lớn hơn và có chi nhánh lớn hơn (Ho, 2014). Trong bảng 3.7 thì các ngân hàng nước ngoài hầu như có các chỉ tiêu như: Tổng chi phí, lợi nhuận, tổng tài sản, tổng cho vay… đều nhỏ hơn so với các ngân hàng nội địa. Đặc biệt là khi so sánh với các ngân hàng thuộc nhóm Big Four thì hầu như các chỉ tiêu được liệt kê bên trên của các ngân hàng nước ngoài rất nhỏ so với các ngân hàng thuộc nhóm Big Four. Ví dụ như chỉ tiêu về tổng chi phí, đối các ngân hàng nước ngoài chỉ chiếm khoảng 2.73% của tồn hệ thống, trong khi các ngân hàng thuộc nhóm Big Four là khoảng 84.26% và các ngân hàng thương mại còn lại là khoảng 13.01%; Chỉ tiêu về tổng tài sản thì các ngân hàng nước ngoài là 3.88% trong khi các ngân hàng thuộc nhóm Big Four là 84.19% và các ngân hàng thương mại là 11.93%.

 Lượng khách hàng càng nhiều thì sẽ càng làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng thông qua việc cung cấp thêm những sản phẩm khác ngoài sản phẩm cho vay như là các khoản phí, thanh tốn các hóa đơn tiện ích cho khách hàng… Kết

quả là, các ngân hàng sẽ gia tăng thêm những thu nhập ngoài lãi như thu nhập đến từ các khoản phí, dịch vụ, và những nguồn thu khác. Chẳng hạn như tại thị trường Mỹ trong năm 2004 thì những nguồn thu ngồi lãi chiếm đến 42% tổng thu nhập rịng (Stiroh, 2006). Các ngân hàng nước ngồi đang hoạt động tại Việt Nam thì chủ yếu chính vẫn là tập trung tại các thành phố lớn, số lượng chi nhánh cịn hạn chế, chính bởi điều này mà bắt buộc các ngân hàng này chỉ tập trung vào những khách hàng đa phần là những doanh nghiệp lớn trong hoạt động kinh doanh của mình. Do vậy mà các ngân hàng ngoại sẽ khơng có được nhiều nguồn thu đến từ những khoản thu nhập ngoài lãi đối với những khách hàng nhỏ lẻ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại việt nam bằng phương pháp SFA (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)