Hiệu quả kinh tế theo phạm vi

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại việt nam bằng phương pháp SFA (Trang 68 - 70)

Bảng A: Phương trình ước lượng

[ ∑ ( ) ∑ ∑ ( ) ( ) ∑ ∑ ( ) ( )].exp[∑ ∑ ∑ ( ) ( )]

Trong đó: π: Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao; A: Tổng tài sản, w1: Giá cả của các quỹ, được đo

lường bằng tổng chi phí trả lãi chia cho tổng tiền gửi và các nguồn quỹ ngắn hạn; w2: Giá cả của tài sản cố định, được đo lường bằng chi phí cho hoạt động khác chia cho tài sản cố định; w3: Giá cả của lao động, được lường bằng tổng chi phí trả cho cán bộ cơng nhân viên chia cho số lượng cán bộ công nhân viên; y8: Tổng tài sản tạo thu nhập bao gồm tổng các khoản cho vay và tổng tài sản tạo thu nhập khác; y9: Tổng thu nhập không từ lãi.

Bảng B: Điểm hiệu quả kinh tế theo phạm vi của từng loại ngân hàng qua các năm Hiệu quả kinh tế

theo phạm vi 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Ngân hàng nước ngoài 0.9640 0.8338 0.6812 0.7965 0.7695 0.8958 1.2950 0.7071 Ngân hàng Big Four 1.4333 1.2515 1.2294 1.1960 1.0909 1.1385 1.1006 1.0519 Ngân hàng thương mại 1.8010 2.1819 5.7392 2.6025 2.3666 1.9112 1.2108 2.0297

Nguồn: Người viết tổng hợp và tính tốn từ dữ liệu Bankscope và các báo cáo tài chính của các ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam từ năm 2009 - 2016

Bảng 3.9 trình bày hiệu quả kinh tế theo phạm vi của các ngân hàng theo thời gian trong giai đoạn từ năm 2006 – 2016. Nhìn chung thì các ngân hàng đều đạt được tính hiệu quả theo quy mơ. Tuy nhiên có thể thấy được rằng các ngân nội địa bao gồm các ngân hàng thuộc nhóm Big Four và các ngân hàng thương mại thì hiệu quả

kinh tế theo phạm vi được thể hiện rõ ràng hơn, trong đó ngân hàng thương mại là những ngân hàng mà tính hiệu quả kinh tế theo phạm vi là cao nhất. Ngược lại, đối với các ngân hàng nước ngồi thì tính hiệu quả theo phạm vi mặc dù đạt được, nhưng so với các ngân hàng nội địa thì khơng cao. Cụ thể năm 2009, khoảng chênh lệch giữa tính hiệu quả theo phạm vi giữa ngân hàng thương mại so với ngân hàng nước ngồi là 0.8371 thì đến năm 2016, khoảng chênh lệnh này càng được nới rộng thêm là 1.3226. Berger và cộng sự (2010) khi thực hiện nghiên cứu về tính hiệu quả theo phạm vi hay tính hiệu quả từ việc đa dạng hóa sản phẩm của các ngân hàng tại Trung Quốc cũng cho ra kết quả là đối với những ngân hàng nước ngồi thì khơng nên đa dạng hóa sản phẩm.

Bảng 3.7 bên trên đã cho thấy rằng các ngân hàng thuộc nhóm Big Four cũng như các ngân hàng thương mại thì có quy mơ lớn hơn rất nhiều so với các ngân hàng nước ngồi. Để xem quy mơ của ngân hàng có phải là một yếu tố quan trọng trong việc xác định hiệu quả theo phạm vi hay không, bây giờ người viết sẽ tiếp tục đề cập đến vấn đề thứ hai là hiệu quả kinh tế theo phạm vi. Một hàm số logarit về tổng doanh thu đến từ những dòng sản phẩm khác nhau của các ngân hàng sẽ được sử dụng và được xem xét như là một yếu tố đầu ra. Trong khi đó, những dạng thức logarit của tổng số tiền gửi, tài sản cố định, và cuối cùng là số lượng nhân viên sẽ được xem như là các yếu tố đầu vào. Một hàm sản xuất Cobb – Douglas sẽ có dạng như sau sẽ được ước lượng:

ln(Rev) = 1ln(DPS) 2ln(Fix) 3ln(Emp) + + uit (3.5)

Trong đó các và các lần lượt là các hiệu ứng theo đặc điểm riêng của từng ngân hàng và theo thời gian, ln(Rev) là logarit của doanh thu, ln(DPS) là logarit của tiền gửi, ln(Fix) là logarit của tài sản cố định và ln(Emp) là logarit của số lượng nhân viên. Để ước lượng mơ hình này, người viết sẽ áp dụng phương pháp FIX hoặc REM hai chiều.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại việt nam bằng phương pháp SFA (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)