Những hàm ý chính sách đưa ra:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại việt nam bằng phương pháp SFA (Trang 74 - 76)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

4.2 Những hàm ý chính sách đưa ra:

Từ những bằng chứng thực nghiệm được nghiên cứu, người viết sẽ đưa ra những bằng chính sách cụ thể ứng với từng loại ngân hàng cũng như sau:

 Đối với chính phủ và ngân hàng Trung ương: Cần đưa ra những quy định mới trong việc dỡ bỏ những quy định về tài chính nhằm tạo ra một môi trường cạnh tranh công bằng hơn giữa các loại ngân hàng. Việc dỡ bỏ những quy định tài chính sẽ làm gia tăng mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng (Lee, Hsieh, Yang, 2016). Tuy nhiên (Keeley, 1990) thì lại cho rằng việc dỡ bỏ những quy định về tài chính sẽ làm cho mức độ cạnh tranh trên thị trường

gia tăng, từ đó dẫn đến việc các nhà quản lý ngân hàng sẽ thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro thiếu thận trọng hơn. Do vậy mà việc dỡ bỏ những quy định cũng phải được tính tốn và cân nhắc kỹ lưỡng. Từ bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng mặc dù các ngân hàng thuộc nhóm Big Four xét về hiệu quả cả theo chi phí lẫn lợi nhuận là chiếm ưu thế so với các ngân hàng còn lại, hay là thị phần cho vay lẫn huy động cũng rất cao, nhưng theo tiêu chí ROA thì lại khơng cao, thậm chí thấp hơn so với ngân hàng nước ngồi. Từ đó cho thấy việc sử dụng tài sản không hiệu quả của các ngân hàng thuộc nhóm Big Four. Do vậy mà cần phải tiến hành cải tư nhân hóa, giảm vốn nhà nước tại các ngân hàng thuộc nhóm Big Four trong thời gian tới.

 Đối với những ngân hàng thuộc nhóm Big Four và những ngân hàng thương mại còn lại trong nước: Xét về mặt tính hiệu quả theo hướng chi phí thì những ngân hàng thuộc 02 loại này hiệu quả hơn so với những ngân hàng nước ngoài, tuy nhiên, mức độ chênh lệch về tính hiệu quả giữa từng loại ngân hàng với nhau ngày càng được thu hẹp lại. Ngược lại nếu xét tính hiệu quả về mặt lợi nhuận thì các ngân hàng thuộc nhóm Big Four vẫn là hiệu quả nhất, tiếp đến là các ngân hàng nước ngoài và ngạc nhiên là các ngân hàng nội địa cịn lại là nhóm các ngân hàng kém hiệu quả nhất trong 03 loại ngân hàng bên trên. Đặc biệt là những ngân hàng thuộc nhóm Big Four thì mặc dù xét về chỉ tiêu hiệu quả là đạt được, tuy nhiên khâu quản lý và sử dụng tài sản chưa thực sự hợp lý, thậm chí cịn thấp hơn so với những ngân hàng nước ngoài. Do vậy mà những ngân hàng thuộc nhóm này cần chú trọng hơn nữa trong quản lý và sử dụng tài sản, để đảm bảo là đầu tàu giúp cho toàn hệ thống phát triển lớn mạnh và bền vững. Bên cạnh đó, thì hiệu ứng “to – big – to fail” từ việc xây dựng đế chế cũng như vấn đề về chi phí đại diện là có thể xảy ra nên những ngân hàng thuộc nhóm này khơng nên mở rộng thêm quy mơ hoạt động trong thời gian tới. Cịn đối với những ngân hàng thương mại còn lại, tùy thuộc vào năng lực của mình cả về nguồn nhân và vật lực có thể mở rộng thêm mạng lưới hoạt động, đa dạng hóa thêm nguồn sản phẩm để

phục vụ tốt hơn nữa cho các loại khách hàng, phát huy những thế mạnh sẵn có.

 Đối với những ngân hàng nước ngồi: Căn cứ vào tình hình thực tế hiện tại, đặc biệt với tuổi đời cịn non trẻ trên thị trường tài chính tại Việt Nam, việc am hiểu những quy định pháp luật tại thị trường Việt Nam, văn hóa… chưa thực sự sâu sắc. Đặc biệt các ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam thì chủ yếu chính vẫn là tập trung tại các thành phố lớn, số lượng chi nhánh còn hạn chế, chính bởi điều này mà bắt buộc các ngân hàng này chỉ tập trung vào những khách hàng đa phần là những doanh nghiệp lớn trong hoạt động kinh doanh của mình. Do vậy mà các ngân hàng ngoại sẽ khơng có được nhiều nguồn thu đến từ những khoản thu nhập ngoài lãi đối với những khách hàng nhỏ lẻ. Vì thế những ngân hàng nước ngồi khơng nên tập trung vào việc đa dạng hóa sản phẩm, mà chỉ chú trọng vào những dịng sản phẩm mà mình có thế mạnh. Cũng giống như những ngân hàng thuộc nhóm những ngân hàng thương mại tại Việt Nam thì việc mở rộng thêm phạm vi hoạt động trong thời gian tới đối với những ngân hàng thuộc nhóm ngân hàng nước ngồi cũng nên được khuyến khích để tận dụng tính hiệu quả theo quy mô.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại việt nam bằng phương pháp SFA (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)