TP .HCM
3.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
3.2.3.1 Nâng cao công tác định giá và sử dụng hiệu quả tài sản đảm
Cơ Sở:
Hiện tại, MB có chính sách cán bộ quan hệ khách hàng được phép tự định giá một số tài sản đảm bảo đặc thù, do đó việc hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm định giá và hạn chế về khả năng kiểm tra tính pháp lý của tài sản sẽ dẫn đến một số rủi ro liên quan đến TSĐB như định giá không đúng với giá trị tài sản dẫn đến việc thiếu hụt giá trị tài sản khi khách hàng xảy ra tình trạng nợ xấu cần xử lý tài sản; rủi ro về việc MB nhận TSĐB nằm trong phạm vi quy hoạch không xử lý tài sản được và rủi ro liên quan đến đạo đức của các cán bộ ngân hàng.
MB chưa có phần mềm nhắc nhở về việc định giá lại tài sản, dẫn đến đơn vị kinh doanh sẽ phải theo dõi thủ cơng và và do đó dẫn đến việc không định giá lại kịp thời tài sản và các rủi ro phát sinh khơng kịp thời phịng tránh.
Nội dung:
Do đó, tác giả đề xuất cần xây dựng cơ chế định giá qua đơn vị định giá độc lập, tuy nhiên với các tài sản đặc thù thì cần có luồng định giá nhanh để kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Định kỳ định giá lại các tài sản sẽ được hệ thống phần mềm nhắc nhở khi gần đến kỳ định giá hoặc khi thị trường xảy ra các biến động, các tình huống rủi ro thực tế đang xảy ra phải kịp thời gửi cảnh báo đến đơn vị kinh doanh và thực hiện tập huấn về cách nhận biết và phịng tránh các trường hợp đó nếu cần thiết.
Điều kiện thực hiện:
Hiện tại, MB thực hiện định giá qua đơn vị định giá độc lập là MB AMC và luân chuyển hồ sơ qua phần mềm CMV, tuy nhiên chưa nâng cấp luồng định giá nhanh đối với các sản phẩm đặc thù. Do đó, MB cần nâng cấp thêm các tính năng trên dựa trên phần mềm này.