Liên kết đồng bộ với các tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 78 - 79)

TP .HCM

3.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

3.2.4.5 Liên kết đồng bộ với các tổ chức tín dụng

Cơ sở:

Hiện nay, hầu hết các NHTM Việt Nam đều xây dựng cho ngân hàng mình những cơ chế, quy định riêng trong việc hạn chế rủi ro mà chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Điều này một phần cũng vì các ngân hàng ngại hy sinh quyền lợi của ngân hàng mình, ngại chia sẻ thơng tin với ngân hàng khác. Và việc chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các ngân hàng cũng là nguyên nhân gây rủi ro cho các ngân hàng. Vì vậy, các TCTD nên cùng nhau xây dựng mối liên kết bền chặt với nhau.

Việc liên kết này sẽ mang lại cho các ngân hàng những lợi ích sau:

 Có được những thơng tin quý báu về nhìn nhận, đánh giá khách hàng đúng đắn, tồn diện hơn, nhanh hơn. Thơng qua việc trao đổi thông tin giữa các ngân hàng nên việc thu thập thông tin về khách hàng vay vốn đầy đủ hơn, đánh giá được uy tín, tính cách của khách hàng dễ dàng hơn qua những hợp đồng tín dụng mà khách hàng vay đã thực hiện ở các ngân hàng khác, xem việc trả nợ có đúng thời hạn khơng, có chấp hành đầy đủ các quy định đưa ra trong hợp đồng tín dụng…

 Ngăn ngừa được sự tham lợi bất chính của khách hàng.

 Nâng cao kiến thức nghiệp vụ về tài chính - ngân hàng thơng qua việc trao đổi thông tin giữa các ngân hàng.

Điều kiện thực hiện:

Điều kiện thực hiện của giải pháp này là khơng cao mặc dù hiệu quả của nó mang lại là rất lớn vì hầu hết các ngân hàng đều e ngại việc chia sẻ thông tin khách hàng vì quyền lợi của mình.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)