Các độtbiếngen tron gu tế bào thần kinh đệm lan tỏa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đột biến gen IDH1 / 2 của bệnh u thần kinh đệm lan tỏa ở người trưởng thành. (Trang 31 - 43)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.2. Các độtbiếngen tron gu tế bào thần kinh đệm lan tỏa

Đột biến gen có thể gặp trong u tế bào thần kinh đệm gặp ở 2 nhóm gen: gen sinh u và gen ức chế u. Gen sinh ung thư là những gen thay đổi làm chuyển dạng tăng sinh tế bào. Hoạt động của gen sinh ung thư xảy ra bằng cách đột biến hoặc khuếch đại tế bào bình thường làm nó chuyển dạng thành tế bào tiền ung thư (proto-oncogenes). Gen sinh ung thư gặp trong u tế bào thần kinh đệm có thể gặp là gen EGFR, KIT, PDGFRA và VEGFR2. Gen kiểm soát ung thư là những gen trong điều kiện bình thường nó kiểm sốt sự phát triển tế bào ung

thư. Khi xảy ra đột biến, đứt đoạn và cơ chế biểu sinh sẽ gây mất cơ chế điều hòa chu kỳ tế bào và là cơ chế thường gặp trong sự hình thành và phát triển ung thư. Gen kiểm sốt ung thư có thể thay đổi gặp trong u tế bào thần kinh đệm là: p53, PTEN và Rb1, 1p/19q, MGMT, IDH1/2.

Bảng 1.6. Các dấu ấn phân tử của u tế bào thần kinh đệm lan tỏa ở người trưởng thành

D u n Tên đầy đủ Vị trí gen Loại u Chức năng phân tử

Methyl hóa O6-methylguanine- 10q26 UNBTKĐ Loại bỏ gốc Alkyl

vùng khởi DNA (48,5%), khỏi vị trí 6-

động ở gen methyltransferase UTBTKĐLT độ Guanine, bộc lộ vị trí

MGMT ác tính thấp để TMZ có thể tấn

(85%-100%, có cơng tế bào u đột biến IDH)

EGFR Epidermal growth 7p12 UNBTKĐ (57%) Con đường

factor receptor RAS/MAPK và

PI3K

PDGFRA Platelet-derived 4q12 UNBTKĐ (13%) Con đường

growth factor RAS/MAPK và

receptor PI3K

PTEN Phosphatase and 10q23.3 UNBTKĐ (25%- Phosphatase

tensin homolog 35%) (preferentially

dephosphorylates phosphoinositide substrates)

TP53 Tumor protein p53 17p13.1 UNBTKĐ (25%- Điều hòa biểu hiện 35%), gen đích, bao gồm UTBTKĐLT độ nghỉ ngơi chu kỳ tế ác tính thấp bào, chết theo (>70%) chương trình, sửa

chữa DNA hoặc thay đổi chuyển hóa

D u n Tên đầy đủ Vị trí gen Loại u Chức năng phân tử

CDKN2A Cyclin-dependent 9p21 UNBTKĐ (61%), Ức chế CDK4 kinase,

kinase UTBTKĐLT độ ARF ổn định p53

inhibitor 2A ác tính thấp (11%)

IDH1/2 Isocitrate 2q33.3 UNBTKĐ Ảnh hưởng chuyển

dehydrogenase (IDH1) nguyên phát hóa, tạo chất chuyển

(NADP(H)) and (6%), hóa 2-HG

15q26.1 UTBTKĐLT độ (IDH2) ác tính thấp hoặc

UNBTKĐ thứ phát (>80%)

Đột biến Nhiều gen Xóa UTBTKĐIN Tiên lượng sống lâu

đồng mất nhánh (>90%) hơn và đáp ứng tốt

đoạn 1p19q ngắn NST với hóa trị

số 1 và nhánh dài NST số 19

CIC Capicua 19q13.2 UTBTKĐIN Ức chế sự phiên mã

transcriptional đồng mất đoạn hộp HMG

repressor 1p19q (62%)

FUBP1 Far upstream 1p31.1 UTBTKĐIN ít Protein gắn DNA

element nhánh đồng mất liên quan điều hòa

binding protein 1 đoạn 1p19q (29%) MYC

ATRX a- Xq21.1 U sao bào độ ác Tổ chức lại

Thalassemia/mental tính thấp (86% Chromatin, làm thay retardation syndrome liên quan đột biến đổi chiều dài

X-linked IDH và 1p19q). telomere

UNBTKĐ trẻ em (45%).

TERT Telomerase reverse 5p15.33 UNBTKĐ Duy trì telomere

transcriptase nguyên phát

(>80%). UTBTKĐIN (96%)

Bảng 1.7. Tỉ lệ đột biến các loại gen thường gặp trong u tế bào thần kinh đệm lan tỏa

Phân loại u Độ ác tính Các đột biến gen Tỉ lệ (%)

IDH 65

U sao bào II, III P53 96

ATRX 96 EGFR 57 PDGFRA 13 EGFRvIII 20 UNBTKĐ IV PTEN 25–35 CDKN2A 61 BRAF-V600E 1–2 TP53 25–35 IDH 100

UTBTKĐIN II, III 1p19q 100

CIC/FUBP1 56/29

TERTp 80–96

“Nguồn: Sung-Hye Park và cs, 2017” [64]

Bảng 1.8. Các loại đột biến gen thường gặp trong u tế bào thần kinh đệm lan tỏa và vai trò trên lâm sàng.

Đột biến Tỉ lệ phần trăm Vai trị trong lâm sàng

IDH1/2 80-90% UTBTKĐLT Chẩn đốn, phân loại, tiên lượng. 1p/19q 80% UTBTKĐIN Tiên lượng đáp ứng hóa xạ. Thời

gian sống cịn lâu hơn

P53 66% U sao bào, 20% UTBTKĐIN, Là sự kiện sớm trong phát triển u 100% u hỗn hợp sao bào và u tế sao bào thành u nguyên bào thần bào thần kinh đệm ít nhánh kinh đệm

TERT 43% UNBTKĐ Bệnh nhân có đột biến sống cịn

ngắn hơn khơng có

Methyl hóa 50% UNBTKĐ Bệnh nhân có đột biến gen đáp

vùng khởi ứng tốt với hóa trị TMZ

động ở gen

MGMT

1.2.1. Đột biến đồng m t đoạn 1 /19q

Đột biến đồng mất đoạn 1p/19q là đột biến bị mất cùng lúc nhánh ngắn nhiễm sắc thể số 1 và nhánh dài nhiễm sắc thể số 19 như hình 1.5 dưới đây.

Hình 1.5. Đột biến đồng mất đoạn 1p/19q.

“Nguồn: M.B. Pinkham, 2015” [68].

Đột biến mất cánh trong nhiễm sắc thể 1p và 19q là đặc trưng của các UTBTKĐIN. Đột biến 1p/19q gặp trong 40-80% các trường hợp UTBTKĐIN và 20-30% u tế bào hỗn hợp u sao bào và UTBTKĐIN [98].

Đột biến đồng mất đoạn 1p/19q là một dấu ấn tiên đoán và tiên lượng mạnh trong các loại u tế bào thần kinh đệm ít nhánh. Bệnh nhân bị u tế bào thần kinh đệm ít nhánh thối sản có đột biến 1p/19q đáp ứng tốt với hóa trị hơn và thời gian sống cịn lâu hơn. Do đó nếu chỉ có phẫu thuật mà khơng điều trị bổ sung thì đột biến 1p/19q khơng có giá trị tiên lượng sống cịn. Hiện nay phương pháp để chẩn đoán đột biến đồng mất đoạn 1p/19q là kỹ thuật lai tại chỗ gắn huỳnh quang (FISH) [4].

1.2.2. Đột biến gen 53

P53 là gen ức chế u, sự hoạt động của gen này làm ngừng hình thành

Chức năng của gen p53: điều hòa chu kỳ tế bào, sửa chữa DNA, giúp tế bào chết theo chương trình, ngăn sự chuyển dạng ung thư bằng cách ngừng chu kỳ tế bào và chết theo chương trình. Gen p35 là người bảo vệ sự ổn định cho bộ gen [97]. Cơ chế hoạt động của p53 và p53 đột biến được tóm tắt sau:

DNA tổn Kích hoạt biểu Tăng nồng độ thương hiện gen p protein p

Ngừng chu kỳ Ngăn tế bào đi tế bào tại pha vào pha S của

G1 chu kỳ tế bào

Cho phép thời gian sửa chữa DNA diễn ra.

sửa chữa DNA

DNA không DNA được sửa

được sửa chữa chữa

Ngừng vĩnh viễn hoặc tế bào lão hóa

Tế bào chết theo chương trình bị phân hủy Chu kỳ tế bào tiếp tục

DNA bị tổn Khơng có p53 hoặc Tế bào khó thương p53 bị bất hoạt dừng chu kỳ

Hình thành Chu kỳ tiếp tục với ung thư DNA bị tổn thương

Hình 1.7. Sơ đồ tóm tắt cơ chế hình thành ung thư theo p53

Đột biến gen p53 là một sự kiện sớm trong phát triển của u sao bào. Trên 50% u sao bào độ II mang đột biến gen p53. Do đó đột biến gen p53 hay gặp ở UNBTKĐ thứ phát. Sự tích tụ p53 hay gặp trong u sao bào nhưng tăng tích tụ protein khơng phải ln ln do đột biến. P53 thường gặp ở u sao bào hơn là gặp ở UTBTKĐIN [26]. Đột biến gen p53 liên quan đến tiên lượng trên bệnh nhân UNBTKĐ, nếu có đột biến này bệnh nhân sống trung bình 29,7 ± 3,3 tháng, so với 14,2 ± 1,7 tháng nếu khơng có đột biến [26], [34].

1.2.3. Đột biến gen TERT

Telomere là một phức hợp DNA và protein tại đầu mút của nhiễm sắc thể, đựợc cấu tạo từ các trình tự ba ơ “TTAGGG” lặp đi lặp lại. Trình tự này tương tác với những protein đặc hiệu tạo thành một cấu trúc hình sợi dây, giúp bảo vệ bộ gen khỏi sự thối biến và nhiễm sắc thể khơng bị dính vào nhau. Trong đa số các tế bào, telomere trở nên ngắn dần qua các lần phân bào. Sau một số lần phân bào, telomere trở nên quá ngắn, khiến tế bào dừng phân chia hoặc tự phân hủy (chết theo chương trình) [84]

Sự lặp lại phân chia

Tế bào

Sự lão hóa Tế bào bất tử tự nhiên

Tuổigià Ung thư

Hình 1.8. Telomere ngắn dần qua các lần phân bào“Nguồn: Jerry W. Shay, 2016” [84] “Nguồn: Jerry W. Shay, 2016” [84]

Telomerase là enzyme giúp duy trì telomere. Telomerase chống lại sự ngắn đi của telomere bằng cách thêm vào phần kết thúc của nhiễm sắc thể những trình tự DNA lặp lại mỗi lần phân bào.

Telomerase gồm hai thành phần chính cùng nhau hoạt động. Thành phần được tạo từ gen TERT gọi là hTERT, thành phần tạo từ gen TERC gọi là hTR.

Thành phần hTR cung cấp một khn để hình thành chuỗi DNA lặp lại, thành phần hTERT sau đó bổ sung đoạn ADN mới vào đoạn cuối nhiễm sắc thể.

Telomerase reverse transcriptase (TERT) là một trong 2 tiểu đơn vị cấu thành phức hợp telomerase. Trình tự của tiểu đơn vị xúc tác telomerase này giống với en yme phiên mã ngược, giúp gắn thêm trình tự DNA mới vào đầu mút NST mỗi lần phân bào. Tiểu đơn vị xúc tác TERT được tổng hợp từ gen

TERT. Đột biến trong gen TERT làm tăng nguy cơ hình thành nhiều loại ung

thư, đột biến này có thể làm mất sự ổn định của telomere và kết quả là DNA bị tổn thương.

Trong UTBTKĐ, đột biến gen TERT chiếm (80-90%) chứng tỏ rằng đây là cơ chế nguyên phát hoạt hóa telomerase ở UTBTKĐ [110].

Sự đột biến gen TERT có tiên lượng ngược với đột biến gen IDH, nghĩa là bệnh nhân có đột biến gen IDH1/2 thời gian sống kéo dài hơn còn đột biến TERT thì ngược lại.

Nghiên cứu của Yang Yoan trên 9411 bệnh nhân cho thấy đột biến TERT chiếm 69% các UNBTKĐ, 72 % các UTBTKĐIN độ II và độ III, 38% các u hỗn hợp sao bào và UTBTKĐIN độ II và độ III, 24% u sao bào độ II và độ III. Đồng thời thời gian sống còn của những bệnh nhân UNBTKĐ có đột biến gen TERT ngắn hơn khơng có đột biến với tỉ số chênh là 1,74, trong khi của nhóm UTBTKĐLT nói chung là 1,63 [110].

1.2.4. Tình trạng Methyl hóa vùng khởi động ở gen MGMT

O6-methylguanine DNA-methyltransferase (MGMT) là một protein sửa chữa DNA được mã hóa bởi gen MGMT nhằm ở vị trí 26 trên nhánh dài nhiễm sắc thể số 10 (10q26). MGMT bảo vệ tế bào bình thường bởi các tác nhân gây ung thư, tuy nhiên gen này cũng bảo vệ các tế bào ung thư tránh khỏi sự tác động của hóa chất có tác nhân Alkyl như (TM ). Nhiệm vụ của protein sửa chữa DNA này là tách bỏ nhóm alkyl ở vị trí O6 của guanine, một vị trí quan trọng trên DNA mà các nhóm thuốc Alkyl hóa, trong đó điển hình là TMZ, sẽ tác động vào [8]. Khi TM tác động được vị trí này sẽ khởi phát quá trình độc tế bào và chết theo chương trình. Vì vậy, các tế bào ung thư biểu hiện nồng độ protein sửa chữa MGMT cao sẽ tạo ra cơ chế kháng với các nhóm thuốc alkyl hóa nói chung và TMZ nói riêng [8].

Nghiên cứu của Roger Stupp (2009) trên 573 bệnh nhân UNBTKĐ mới được chẩn đốn cho kết quả Methyl hóa vùng khởi động ở gen MGMT là yếu tố tiên lượng mạnh trong việc kết hợp xạ trị và hóa trị bằng TMZ, làm gia tăng thời gian sống cịn so với nhóm khơng có methyl hóa vùng khởi động gen MGMT (21,7 và 15,3 tháng), trong khi đó ở nhóm bệnh xạ trị đơn thuần, tình trạng methyl hóa liên quan rất ít đến việc cải thiện thời gian sống cịn [90].

Nghiên cứu của Brigitta G Baumert và cộng sự (2016) về đáp ứng với điều trị hóa xạ trên những bệnh nhân UTBTKĐLT độ ác tính thấp nhưng nguy cơ cao dựa của 78 trung tâm lâm sàng của 19 quốc gia cho thấy trên những bệnh nhân UTBTKĐLT độ II có ít nhất một yếu tố nguy cơ, tình trạng Methyl hóa vùng khởi động ở gen MGMT khơng ảnh hưởng đến kết quả hóa trị [8].

Bảng 1.9. Kết quả điều trị bệnh nhân UNBTKĐ có methyl và khơng Methyl hóa vùng khởi động ở gen MGMT

MGMT Điều trị Thời gian sống 2 năm 3 năm 4 năm 5 năm trung bình (tháng) (%) (%) (%) (%) Không Xạ trị 11,8 1,8 0 0 0 Methyl Xạ trị TM 12,6 14,8 11,1 11,1 8,3 Methyl Xạ trị 15,3 23,9 7,8 7,8 5,2 Xạ trị TM 23,4 48,9 27,6 22,1 13,8 “Nguồn: Stupp, 2014” [91]

1.2.5. Đột biến gen IDH1/2

IDH là enzyme xúc tác phản ứng oxy hóa khử CO2 của isocitrate để tạo ra α-ketoglutarate (α-KG), sử dụng NADP+ như là 1 đồng yếu tố để tạo ra NADPH trong quá trình xúc tác [52].

Isocitrate α-keketoglutarate (α-KG)

IDH1 và IDH2 chia sẻ sự tương đồng cao ở người (70%) và được mã

hóa bởi các gen khác nhau (IDH1 nằm tại vị trí NST 2q33; IDH2 nằm tại vị trí NST 15q26). Mặc dù IDH1 và IDH2 được đánh giá cao về sự tương đồng nhau về phản ứng thuận nghịch, sự xúc tác nhưng IDH2 nằm ở trong ti lạp thể còn IDH1 nằm trong bào tương và peroxixome. IDH3 xúc tác chuyển tiếp phản ứng khử CO2 của Isocitrate cho chu trình Tricarboxylic (TCA).

IDH đóng vai trị trong một số chức năng của tế bào bao gồm cảm biến glucose, chuyển hóa glutamin, tạo mỡ và điều hịa tình trạng oxy hóa khử ở tế bào. Mặc dù IDH1 và IDH2 xúc tác các phản ứng tương tự nhưng những enzyme này lại có những chức năng riêng biệt đó là do vị trí khác nhau và dịng thác xúc tác khác nhau giữa phản ứng thuận và nghịch. Ví dụ IDH điều hòa các đáp ứng của glucose bằng cách điều hịa tích cực tiết insulin, những nghiên cứu mới đây cho thấy IDH đóng vai trị quan trọng trong chuyển hóa mỡ trong nhiều loại tế bào. IDH thúc đẩy tạo mỡ trong tình trạng thiếu Oxy bởi xúc tác cho phản ứng Oxy hóa khử của AKG tạo Acetyl-CoA để tổng hợp lipid. Sản xuất quá mức IDH trong gan và mơ mỡ gây béo phì, gan nhiễm mỡ và tăng lipid máu ở những con chuột biến đổi gen. Hơn nữa IDH điều hòa chuyển hóa phospholipid của tế bào hình sao của những con chuột đang phát triển. Giống như IDH1 trong vai trò chuyển hóa lipid, đảo ngược dịng của AKG qua IDH2 cũng đã được chứng minh để thúc đẩy sự tổng hợp của lipid bởi giảm chuyển hóa trao đổi chất glutamin, tuy nhiên các nghiên cứu khác lại cho rằng IDH2 có thể đóng vai trị rất ít hoặc hạn chế trong giảm ly giải glutamin [52].

IDH1 là nguồn chính của NADPH trong não người và là nguồn chính của NADPH trong các mơ khác. NADPH bảo vệ chống lại tổn thương oxy hóa khử bằng cách giảm Glutathion bị oxy hóa và Thioredoxin. Sự tổng hợp NADPH bởi IDH qua q trình oxy hóa khử CO2 của isocitrate được cho là bảo vệ chống lại các peroxide hóa lipid và các tổn hại DNA do q trình oxy hóa.

Sự hoạt động IDH1 và IDH2 cũng được chứng minh bảo vệ chống lại sự lão hóa nhân lên bằng cách giảm tổn hại DNA bị oxy hóa và quá trình peroxide lipid trong tế bào. Các nghiên cứu khác cũng chứng minh rằng vai trị chống oxy hóa của IDH1 bằng cách sản xuất NADPH cũng chống lại ngộ độc ánh sáng do tia cực tím. Ngồi ra IDH1 và IDH2 cũng đóng vai trị cực kỳ quan trọng ngăn sự lan rộng của q trình oxy hóa trong đáp ứng với tổn thương của nhiều loại tế bào [18].

Đột biến IDH1 Arg 132 và IDH2 Arg 140 Arg 172 chiếm >90% bất thường. Những đột biến IDH1/2 giảm khả năng en yme của những protein này để kết hợp với isocitrate, chất nền, và chuyển nó thành α-ketoglutarate (α-KG), tạo CO2 tái tạo NADH và NADPH như những sản phẩm phụ. Đây là một trong những bước không thể đảo ngược trong chu trình tricarboxyclic quan trọng cho hơ hấp tế bào. Enzyme IDH1 (bào tương) và IDH2 (ty thể) đột biến cũng cho thấy sự thay đổi khả năng en yme để chuyển α-KG thành 2-hydroxyglutarate (2- HG), một chất chuyển hóa ung thư nhỏ. Quan trọng khơng kém, các đột biến

IDH1 và IDH2 phân tầng các cá thể thành các phân nhóm có kết cục lâm sàng

khác biệt – những đột biến kết hợp với u sao bào độ ác tính thấp, UTBTKĐIN độ II và III, UNBTKĐ thứ phát có tỉ lệ sống, sống sót khơng tiến triển và độ nhạy hóa trị cao hơn UNBTKĐ mà 2 gen đó kiểu khơng đột biến [31], [33].

Nghiên cứu của Takuya Watanabe 2009 trên 321 ca u tế bào thần kinh đệm lan tỏa thấy rằng đột biến IDH1 gặp trên 88% u sao bào độ ác tính thấp và 79% u tế bào thần kinh đệm ít nhánh [103]. IDH2 là bản sao trong ti lạp thể của IDH1 và ít bị đột biến trong u tế bào thần kinh đệm (khoảng 3%). Đột biến IDH1 xảy ra rất sớm trong u tế bào thần kinh đệm lan tỏa. Trong nhiều

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đột biến gen IDH1 / 2 của bệnh u thần kinh đệm lan tỏa ở người trưởng thành. (Trang 31 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w