Các CTCK được chọn khảo sát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ môi giới chứng khoán , luận văn thạc sĩ (Trang 44 - 47)

STT CTCK Thị phần Số mẫu hợp lệ 1 Thăng Long (TSC) 10.04% 61 2 Sài Gòn (SSI) 8.94% 52 3 Sacombank (SBS) 7.02% 54 4 Hồ Chí Minh (HSC) 6.02% 50

5 Ngân hàng Á Châu (ACBS) 4.21% 56

6 FPT (FPTS) 4.16% 28

7 VN Direct (VND) 2.86% 22

8 Bảo Việt (BVSC) 2.49% 19

9 Kim Eng Việt Nam (KEVS) 2.32% 14

10 Hịa Bình (HBS) 2.08% 12

Tổng 50.14% 368

3.2 Xử lý dữ liệu

3.2.1 Thống kê mô tả

Bảng câu hỏi được phát cho 400 nhà đầu tư thông qua khảo sát trực tiếp và email. Trong 400 bảng câu hỏi phát ra có 368 bảng trả lời được đánh giá hợp lệ. Thông tin mẫu bao gồm 368 mẫu khảo sát được thống kê như sau:

Về giới tính: Trong 368 mẫu khảo sát hợp lệ thu được, có 208 mẫu là nam và 160 mẫu là của nữ.

Giới tính 57% 43% Nam Nữ Đồ thị 3.1: Đồ thị phân bố về giới tính

Về tài sản của nhà đầu tư: nhóm người có số tài sản từ 500 triệu đến

dưới 1 tỷ chiếm tỉ lệ cao nhất với 145 người (chiếm tỷ lệ 40%), tiếp sau là nhóm người có tài sản từ 100 đến dưới 500 triệu với 121 người (33%), cuối cùng là 2 nhóm người có tài sản dưới 100 triệu với 53 người (17%) và từ 1 tỷ trở lên với 49 người (10%).

Tổng tài sản 17% 33% 40% 10% Dưới 100 triệu Từ 100 đến dưới 500 triệu Từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ Từ 1 tỷ trở lên Đồ thị 3.2: Đồ thị phân bố về tài sản

Về kinh nghiệm tham gia thị trường: Số người tham gia thị trường từ

3 đến dưới 5 năm chiếm số lượng đông nhất với 131 người (chiếm 34%), kế tiếp là nhóm người có từ 1 đến dưới 3 năm kinh nghiệm với 121 người (32%), sau đó là nhóm người có từ 5 năm kinh nghiệm trở lên với 62 người (21%) và cuối cùng là nhóm người dưới 1 năm kinh nghiệm với 49 người (13%).

Kinh nghiệm 13% 32% 34% 21% Dưới 1 năm Từ 1 đến dưới 3 năm Từ 3 đến dưới 5 năm Từ 5 năm trở lên

Đồ thị 3.3: Đồ thị phân bố về kinh nghiệm tham gia thị trường

3.2.2 Kiểm định thang đo và xây dựng mơ hình

3.2.2.1 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo

Các thang đo được đánh giá độ tin cậy thông qua phép kiểm định Cronbach’s Alpha. Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ các biến khơng phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo. Qua đó các biến quan sát có tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 bị loại và thang đo được chấp nhận khi hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu từ 0.6 trở lên (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995). Thơng thường thang đo có Cronbach’s Alpha từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được.

 Độ tin cậy của thang đo chất lượng dịch vụ:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ môi giới chứng khoán , luận văn thạc sĩ (Trang 44 - 47)