- Về lý thuyết, sinh viên VN không thua kém sinh viên của các nước trong khu
2. Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém NNLCLC Việt Nam
Hiện vietnamworks.com đang lưu giữ hồ sơ của 500.000 ứng viên. Số doanh nghiệp đặt hàng "săn" nhõn sự hiện nay khoảng 6.000 nhưng không chọn nổi. Thế nhưng, giữa nhà tuyển dụng với các ứng viên vẫn cũn một khoảng cỏch
đáng kể. Một câu hỏi đặt ra là, vỡ sao hàng năm đều có một lượng sinh viên
không nhỏ tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng dạy nghề nhưng tỡnh trạng thiếu hụt lao động có trỡnh độ cao vẫn không giảm? Có nhiều lý do, nhưng theo các chuyên viờn tuyển dụng, lý do quan trọng nhất là phần lớn ứng viên tỏ ra hạn chế về khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm, nặng về lý thuyết mà hạn chế về kỹ năng thực hành, thiếu tư duy độc lập có phản biện. Các ứng viên chuyên ngành quản lý thị bị hạn chế về kinh nghiệm, kĩ năng lãnh đạo và tầm nhìn chiến lược. Đây chính là điểm yếu nhất của lực lượng lao động Việt Nam.
Chỳng ta hiểu rất rừ trỡnh độ công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực đang và sẽ là thách thức căn bản dài hạn và gay gắt nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong việc nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh. Qua nghiên cứu và tổng kết thực tiễn cho thấy, hiện chúng ta chưa khắc phục được bài toán thiếu hụt NNLCLC xuất phát từ một số nguyên nhân cơ bản sau đây:
- Giáo dục đào tạo không theo kịp sự chuyển đổi của nền kinh tế theo cơ chế thị trường, hiện nay chỉ đảm nhận cung cấp nguồn nhân lực đào tạo được chứ chưa cung cấp nguồn nhân lực khác mà xã hội đang cần. Thực trạng là đang rất yếu về mặt kỹ năng, thiếu sự gắn phối hợp thực tiễn ( doanh nghiệp, cơ quan..) nói cách khác là chưa thực sự gắn học với hành, chương trình đào tạo ở các trường ĐH,CĐ nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, tiếp cận công việc chậm, khả năng
làm việc sáng tạo, làm việc độc lập mờ nhạt. Giỏo trỡnh đại học tuy in mới
nhưng nội dung cũ mấy chục năm, lạc hậu rất nhiều so với thực tế, không cập nhật được thông tin, công nghệ mới. Ngoài ra chất lượng còn thấp là do công tác tư vấn chọn ngành nghề chưa được tốt. Người lao động sau khi học xong, không biết vận dụng kiến thức học như thế nào, không xác định rõ công việc xin như thế nào. Trong khi đó, việc tuyển dụng đòi hỏi rất cao những kinh nghiệm thực tế hơn những bằng cấp mà người lao động có được. Tuy nhiên cũng có nhiều cơ quan hành chính của Việt Nam tuyển dụng theo tiêu chí quen thân, bằng cấp… - Doanh nghiệp chúng ta đa phần là nhỏ và vừa với kiểu quản lý qui mô nhỏ(gia đình, doanh nghiệp tư nhân, ông chủ) chưa có nhu cầu cấp bách nên chưa chú trọng đến đào tạo nhân thực sự có tài năng…Thế nhưng, nếu doanh nghiệp chủ động cử người đi đào tạo ở nước ngoài với chi phí cao thì gặp khó khăn từ cơ quan quản lý Nhà Nước. Doanh nghiệp chi quá ít cho đạo tạo NNL lâu dài, nên chất lượng lao động chưa được chuẩn hoá…
- Nguyên nhân của tình trạng phân bố NNLCLC không đồng đều giữa thành phố và nông thôn, các vùng miền trong cả nước cho thấy, tuy thu nhập của các vùng nông thôn thấp, kết cấu hạ tầng, vật chất kém, nhưng cái chính không hẳn đã là thu nhập, vì thực tế đã có nhiều địa phương “trải thảm đỏ”, “chiêu hiền đãi sĩ” kết quả vẫn không thu được nhân tài. Bởi vì các địa phương đang thiếu môi trường làm việc để LLLĐ có trình độ cao có cơ hội thăng tiến và phát triển. Trong khi đó, tại các cơ quan TW ở các thành phố lớn, hàng ngàn sinh viên ra trường xếp hàng xin việc.
Trong khi đó, Nhà Nước chưa thoát khỏi tư duy bao cấp và chỉ nhìn trứơc mắt, chưa nhìn xa và lâu dài nên thiếu chính sách và lớn hơn là thiếu một chiến lược đào tạo nguồn nhân lực. Nhìn tổng thể, NNLCLC của chúng ta đang thiếu đáng kể, nhìn cục bộ càng thiếu trầm trọng do không có chính sách thu hút, níu giữ nhân lực kỹ thuật để họ phải thường xuyên “ nhảy việc”, từ đó dẫn đến tình trạng không ổn định cho bản thân NNL cũng như đối với doanh nghiệp và xã hội.