Thị trường trong nước buộc phải chấp nhận làn sang di chuyển của nguồn nhân lực chất lượng cao là người nứơc ngoài vào làm việc cho các khu

Một phần của tài liệu 597 Nguồn nhân lực chất lượng cao, lợi thế, thách thức & xu hướng phát triển (Trang 26)

- Về lý thuyết, sinh viên VN không thua kém sinh viên của các nước trong khu

1.2.4. Thị trường trong nước buộc phải chấp nhận làn sang di chuyển của nguồn nhân lực chất lượng cao là người nứơc ngoài vào làm việc cho các khu

nguồn nhân lực chất lượng cao là người nứơc ngoài vào làm việc cho các khu công nghiệp kỹ thuật cao.

Chỉ tính riêng Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng kinh tế trọng điểm phía

Nam đã có hàng chục nghìn lao động nước ngoài đang có làm việc thường xuyên và ổn định. Chủ yếu họ đảm nhân những công việc, vị trí mà lao động người

Việt không đủ năng lực thực hiện. Đối với các doanh nghiệp, việc buộc phải tiếp nhận lao động nước ngoài là bất khả kháng. Đơn cử như một nhà gia công giày da ở Đồng Nai đang sử dụng 20 nghìn lao động Việt Nam, nhưng quỹ lương của cả tập thể lao động này chỉ bằng tổng số tiền lương mà doanh nghiệp phải trả cho chuyên gia nước ngoài. Nhà máy Xi măng Nghi Sơn ở Thanh Hoá, do không tìm được người Việt có khả năng đáp ứng yêu cầu nên những vị trí chủ chốt đều do người Nhật nắm giữ, tổng quỹ lương của hơn 2000 người công nhân người Việt.

Một số dịch vụ khác như Ngân hàng, y tế...có tới 40% tổng số lao động có thu

nhập cao từ 14.000USD/năm trở lên thuộc người nước ngoài.Trên mạng Vietnam work.com có hàng nghìn hồ sơ đăng lý tuyển dụng các ứng viên đến từ Mỹ, Australia, Hà Lan…số lượng các ứng viên nước ngoài có xu hướng gia tăng nhanh và có sự rối loạn cho sản xuất kinh doanh của các công ty vừa và nhỏ trong nước vì mất nhân lực chất lượng cao ở những vị trí quan trọng. Bởi theo quy luật thị trường, nguồn nhân lực chất lượng cao có xu hướng di chuyển từ các khu vực lao động có thu nhập thấp sang các khu vực lao động có thu nhập cao thường là những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI) với nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Đã đến lúc chúng ta phải nhìn thẳng vào thực trạng nguồn nhân lực, trọng tâm

là NNLCLC - động lưc phát triển của nền kinh tế nước nhà để hướng ra thế giới thực tâm cầu thị. Theo GS.TS Hồ Đức Hùng phát biểu tại tại buổi toạ đàm NNL chất xám VN trước thách thức WTO vừa được tổ chức, thì “đừng vội xem lao

động giá rẻ là một lợi thế”, mà phải coi đây là nỗi lo lớn cho nền kinh tế, vì so

với một số nước, năng suất lao động ở Việt Nam là quá thấp, năng suất lao động của người dân Nhật Bản cao hơn VN gấp 135 lần, Malaysia gấp 20 lần… Do đó, nếu coi lao động giá rẻ (đồng nghĩa với chất lượng thấp) như một lợi thế là một sai lầm bởi yếu tố quyết định đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp chính

là năng suất lao động. Khi doanh nghiệp sử dụng lao động quá rẻ, bản thân doanh nghiệp có thể giảm quỹ tiền lương, nhưng thực tế chi phá mà họ phải bỏ ra đào tạo, đầu tư cho nhân viên mới sẽ cao hơn rất nhiều. Đồng quan điểm trên Ông Lê Châu Tuấn –Tổng Giám Đốc viện đạo tạo quản trị quốc tế Elink khái quát: “lao động giá rẻ”, chất lượng thấp, kéo theo mức luơng trả cho người lao động thấp, đồng thời không đáp ứng được xu thế đổi mới, sử dụng công nghệ sản xuất, quản lý càng cao của doanh nghiệp.

Dù đã chuyển qua kinh tế thị trường khá lâu nhưng chúng ta vẫn thiếu chiến lược đầu tư đào tạo từ gần đến xa cho chương trình phát triển NNLCLC đạt chuẩn quốc tế. Vì thế, hội nhập vào “thế giới phẳng”- môi trưòng toàn cầu hoá, đoàn thuyền kinh tế VN đang bị hụt hẫng vì thiếu “tướng giỏi, quân tinh luyện”. Nhìn tổng thể bức tranh chung về lao NNLCLC vừa thiếu số lượng và yếu về chất lượng.

Một phần của tài liệu 597 Nguồn nhân lực chất lượng cao, lợi thế, thách thức & xu hướng phát triển (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w