Rủi ro thanh khoản trên thế giới

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng TMCP niêm yết tại việt nam (Trang 28 - 32)

1.3. Rủi ro thanh khoản trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

1.3.1. Rủi ro thanh khoản trên thế giới

1.3.1.1. Rủi ro thanh khoản ở Anh- Thảm hoạ Northern Rock Bank.

RRTK xảy ra tại Ngân hàng Northern Rock năm 2007 đã gây xôn xao lớn trong dư luận do đây là hiện tượng khách hàng ồ ạt rút tiền tại một ngân hàng Anh trong vòng 100 năm qua.

Northern Rock thành lập năm 1997 tại Gorsforth, Newcastle upon Tyne, Anh. Trái với dự đoán ban đầu đây chỉ là một ngân hàng nhỏ và sẽ sớm bị các ngân hàng khác thơn tính, Northern Rock vẫn hoạt động độc lập và có cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán London. Northern Rock cung cấp các dịch vụ của một NHTM như nhận tiền gửi trung và dài hạn, mở tài khoản vãng lai, cho vay, bảo hiểm…đặc biệt, Northern Rock là một trong số năm ngân hàng dẫn đầu ở Anh trong

kinh doanh dịch vụ cho vay cầm cố. Các khoản cho vay cầm cố của Northern Rock trị giá 47 tỷ Bảng Anh, chiếm 40% tài sản của ngân hàng này. Ngân hàng này đã hoạt động khá hiệu quả cho đến khi xảy ra khủng hoảng nghiêm trọng và bị chính phủ Anh quốc hữu hóa vào tháng 2 năm 2008.

Bước ngoặt dẫn tới kết cục buồn của Northern Rock đến vào năm 2006 khi ngân hàng này mở rộng hoạt động sang lĩnh vực cho vay thế chấp bằng bất động sản với đối tác là Lehman Brothers. Cuộc khủng hoảng cho vay cầm cố dưới tiêu chuẩn trên thị trường Mỹ mùa hè năm 2007 có ảnh hưởng đến cung thanh khoản của Northern Rock do ngân hàng này có 150 triệu Đơ la Mỹ trong các khoản cho vay trên thị trường Mỹ. Ngày 12/9/2007, Northern Rock đã đề nghị NHTW Anh cho vay 3 tỷ Bảng Anh vốn ngắn hạn để chi trả các nghĩa vụ tài chính đến hạn của mình. Trước tình hình lợi nhuận dự kiến giảm, việc thanh toán trong ngắn hạn bị ảnh hưởng đã khiến báo chí đưa nhiều tin giật gân: “Northern Rock đang thiếu tiền mặt trầm trọng”; “Northern Rock đang gánh chịu hậu quả do cho vay cầm cố tràn lan”; “Northern Rock bị ảnh hưởng nặng nề sau vụ khủng hoảng cho vay cầm cố dưới chuẩn của Mỹ”…Ngày 14/9, ngày làm việc đầu tiên từ khi Northern Rock đề nghị NHTW Anh cho vay vốn, rất nhiều khách hàng đã đến các chi nhánh của Northern Rock để rút các khoản tiền gửi. Trong ngày hơm đó, 1 tỷ Bảng Anh đã bị rút ra từ các tài khoản tiền gửi tại Northern Rock, chiếm 5% tổng số dư tiền gửi tại Northern Rock, website của Northern Rock cũng bị quá tải vì quá nhiều khách hàng truy cập vào tài khoản của mình. Trong 3 ngày 14, 15 và 17/9/2007 đã có khoảng 3 tỷ Bảng Anh bị rút ra. Ngày 17/09, giá cổ phiếu của Northern Rock giảm 45.5%, từ 483 xu xuống còn 263 xu. Northern Rock sau đó đứng bên bờ phá sản và Bộ Tài chính Anh phải lên tiếng kêu gọi các tập đồn hỗ trợ vực dậy, song khơng đại gia nào dám mạo hiểm trong bối cảnh khủng hoảng tín dụng tại thời điểm đó. Khơng cịn lựa chọn nào khác, Chính phủ Anh đành quốc hữu hóa Northern Rock.

Nguyên nhân đầu tiên và trực tiếp dẫn đến RRTK của Northern Rock chính là rủi ro tín dụng mà ngân hàng này phải đối mặt. Theo tính tốn thì tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng này chỉ là 0.47%, bằng một nửa so với các TCTD khác, nhưng việc

Northern Rock có tham gia vào thị trường cho vay cầm cố dưới chuẩn của Mỹ đã khiến Northern Rock cũng gặp khó khăn khi thị trường này bị khủng hoảng. Khi cho vay thế chấp bằng nhà đất, ngân hàng Northern Rock đã cho vay nhiều gấp 125% giá trị nhà đất của người vay đưa đi cầm cố, bất chấp những lời cảnh báo về sự không ổn định của nền kinh tế cũng như các dự báo về giá bất động sản tụt dốc. Việc cho vay thế chấp sai lầm nói trên đã khiến cho tài sản bong bóng xà phịng của ngân hàng Northern Rock tồn tại trong một thời gian dài và liên tục được thổi căng phồng lên. Ngoài ra việc thiếu kinh nghiệm trong việc xử lý khủng hoảng, sự “thổi phồng” thông tin của báo giới cũng là những nguyên nhân đẩy tình trạng căng thẳng thanh khoản tại Ngân hàng này lên cao.

1.3.1.2. Rủi ro thanh khoản ở các NHTM Argentina năm 2001

Từ năm 1999 – 2000, tăng trưởng kinh tế của Argentina suy giảm, làm các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại về khả năng trả nợ của chính phủ Argentina. Thực tế Chính phủ Arghentina đã khơng có khả năng thanh tốn khoản nợ 155 tỷ Đơ la Mỹ và năm 2000, Chính phủ nước này thơng báo kế hoạch cắt giảm chi tiêu và tìm kiếm sự giúp đỡ từ IMF. Tháng 11/2001, người dân Argentina hoài nghi đã rút 1,2 tỷ Đô la Mỹ từ tài khoản ngân hàng. Để ngăn chặn tình trạng rút tiền ồ ạt, tháng 12/2001, Chính Phủ ra hạn mức rút tiền là 1000 Đô la Mỹ/tháng. Tuy nhiên tình hình vẫn khơng được cải thiện. Sau hơn một thập kỷ gắn chặt đồng Peso với USD theo tỷ giá qui đổi cố định 1:1, ngày 6/1/2002, Chính phủ Argentina đã phải phá giá đồng Peso 29%. Tháng 2/2002, người dân Argentina tiếp tục rút 100 triệu Đô la Mỹ khỏi ngân hàng mỗi ngày. Chính Phủ phải ra hạn mức rút tiền mới là 500 Đô la Mỹ/tháng. Tháng 3/2002, tài sản ngân hàng được chuyển đổi sang đồng Peso, các ngân hàng lỗ khoảng 10-20 tỷ Đô la Mỹ và bắt đầu thiếu tiền mặt. Tháng 4/2002, các ngân hàng được yêu cầu đóng cửa vơ thời hạn.

Về tổn thất ước tính, cuộc khủng hồng ở Argentina đã làm mất 1,85 tỷ Đô là Mỹ trong năm tài chính 2001. Kinh tế Argentina rơi vào suy thoái nghiêm trọng, tỷ lệ thất nghiệp lên tới 25%. Chỉ trong một năm, Buenos Aires từ đô thị đắt đỏ bậc nhất châu Mỹ Latin đã trở thành thành phố rẻ nhất khu vực. Suy thoái kinh tế kéo

theo bất ổn về chính trị, Argentina chỉ trong thời gian ngắn đã qua lần lượt 4 đời Chính phủ khác nhau.

Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng của cả hệ thống ngân hàng Arghentina bắt nguồn từ việc người dân khơng tin tưởng vào Chính Phủ, khơng tin tưởng vào hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên nguyên nhân sâu xa xuất phát từ chính chính sách tiền tệ của NHTW Arghentina khi áp dụng hệ thống “chuẩn tiền tệ” khiến Chính phủ khơng thể tự chủ trong chính sách tiền tệ, không thực hiện được chức năng người cho vay cuối cùng để hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM. Ngồi ra các chính sách quản lý vĩ mơ sai lầm như: tự do hóa hồn tồn hệ thống ngân hàng, tự do luân chuyển tư bản, tư nhân hóa hầu hết các công ty nhà nước,…dẫn đến những bất ổn kinh tế - chính trị trong nước, khiến Chính phủ mất kiểm sốt khi xảy ra khủng hoảng.

1.3.1.3. Rủi ro thanh khoản ở các NHTM Nga năm 2004

Vào tháng 7/2004, các ngân hàng Nga đứng trước nguy cơ rủi ro thanh khoản rất lớn. Ngày 9/7/2004, Guta Bank – đại gia trong ngành ngân hàng Nga – thơng báo tạm khóa các tài khoản tiền gửi, đóng cửa 76 chi nhánh và ngừng hoạt động hơn 400 máy rút tiền tự động. Ngày hôm sau, người dân đổ xô đi rút tiền ở các Ngân hàng khác do lo sợ bị rơi vào hoàn cảnh tương tự. Ngày 16/7/2004, các Ngân hàng từ chối cấp tín dụng cho nhau, lãi suất tiền gửi tăng song khách hàng vẫn ồ ạt rút tiền khiến Alfa – đại gia thứ 4 trong ngành tài chính quyết định áp dụng phạt 10% nếu rút tiền trước hạn. Ngày 18/7/2004, thống đốc NHTW Sergei Ignatiev quyết định giảm tỷ lệ dự trữ tiền mặt từ 7% xuống 3,5% để đáp ứng thanh khoản, áp dụng nhiều biện pháp cứu Guta. Đến ngày 20/7/2004, nhiều ngân hàng sụp đổ, Chính phủ ra kế hoạch để Vneshtorgbank mua lại Guta Bank. Sau đó, Chính phủ đã mua lại các ngân hàng lớn với giá rẻ bất ngờ và tăng cường vai trò sở hữu của Nhà nước với ngành ngân hàng.

Theo các chuyên gia, khủng hoảng rất dễ xảy ra bởi Nga có quá nhiều ngân hàng, trong đó phần lớn là tổ chức tài chính nhỏ tồn tại bằng các hoạt động bất hợp pháp. Các ngân hàng có vốn sở hữu quá nhỏ bé, 90% ngân hàng ở đây có số vốn

dưới 10 triệu Đô la Mỹ đã không chống đỡ nổi khi khủng hoảng thanh khoản xảy ra. Mặt khác, ngoài biện pháp giảm tỷ lệ dự trữ tiền mặt, các cơ quan quản lý tài chính của Nga chưa đưa ra được biện pháp có hiệu quả nào để giải quyết vấn đề.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng TMCP niêm yết tại việt nam (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)