Các mức lãi suất chủ chốt từ 11/06/2008 đến 22/12/2008

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng TMCP niêm yết tại việt nam (Trang 45 - 47)

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ thơng cáo báo chí của NHNN)

Nhờ những điều chỉnh hợp lý trên, tình hình căng thẳng thanh khoản của các NHTM đã dần được giảm bớt, và đi vào ổn định. Ngày 30.9.2008, lần đầu tiên trong năm 2008, lãi suất cho vay VND kỳ hạn 1 ngày trên thị trường liên ngân hàng thấp nhất, chỉ còn 8%/năm (giảm hơn 30% so mức lãi suất thời điểm cao nhất trong những tháng đầu năm 2008). Đến tháng 12 năm 2008 khi vốn khả dụng của ngân hàng khơng cịn khan hiếm thì các mức lãi suất trên thị trường liên ngân hàng, nơi các ngân hàng vay nợ lẫn nhau vẫn thấp hơn so với lãi suất ngân hàng cho vay khách hàng. Thực tế này chứng tỏ các ngân hàng dồi dào vốn, khơng có nhu cầu vay mượn lẫn nhau. Như vậy, trong giai đoạn 2007-2009, các NHTM Việt Nam đã phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng thanh khoản thực sự, để lại những hậu quả không tốt cho nền kinh tế. Nhờ chính sách kịp thời của NHNN, lãi suất huy động và cho vay cùng ổn định, theo sự ổn định của lãi suất cơ bản. Tuy nhiên, tiền gửi dân cư khơng cịn tính ổn định như những năm trước, kỳ vọng lãi suất cơ bản tăng cộng lo ngại lạm phát cao và chờ đợi những cơ hội đầu tư khác, khiến người gửi chỉ chọn

14 13 12 11 10 8.5 13 12 11 10 9 7.5 15 14 13 12 11 9.5

Ngày 11/6 ngày 21/10 ngày 05/11 ngày 21/11 ngày 05/12 ngày 22/12

kỳ hạn ngắn...khiến các NHTM nói chung vẫn ln ở trong tình trạng căng thẳng về nguồn vốn.

Đối mặt với những tác động bởi cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu và u cầu phải thực thi nghiêm ngặt chính sách tiền tệ thắt chặt để góp phần kiềm chế lạm phát trong những tháng đầu năm 2008, các NHTMCP niêm yết không tránh khỏi bị ảnh hưởng bởi những biến động khó lường của thị trường (lãi suất - tỷ giá - thanh khoản), những khó khăn trong quản lý rủi ro tín dụng, theo đó là xuất hiện những rủi ro tiềm ẩn về khả năng thanh khoản.

2.2.1.1. Vốn điều lệ của các NHTMCP niêm yết

Năm 2006, Chính phủ đã ban hành nghị định số 141/2006/NĐ-CP về danh mục vốn pháp định của các TCTD, trong đó mức vốn pháp định áp dụng cho NHTM đến cuối năm 2008 là 1000 tỷ đồng và đến cuối năm 2010 là 3000 tỷ đồng. Thực hiện nghiêm túc nghị định của Chính phủ, các NHTMCP niêm yết đã có nhiều nỗ lực trong việc tăng vốn điều lệ trong giai đoạn từ 2007 – 2009.

Bảng 2. 2: Vốn điều lệ của các NHTMCP niêm yết giai đoạn 2007 – 2009

Đơn vị tính: Tỷ đồng

NHTM Vốn điều lệ

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Vietinbank (CTG) 7.609 7.717 11.253 Vietcombank (VCB) 4.429 12.101 12.101 Sacombank (STB) 5.662 5.977 8.078 Á Châu (ACB) 2.630 6.356 7.814 Eximbank (EIB) 2.800 7.220 8.800 Quân đội (MBB) 2.000 3.400 5.300 Sài Gòn – Hà Nội (SHB) 2.000 2.000 2.000 Navibank (NVB) 500 1.000 1.000

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007, 2008, 2009 của các NHTMCP trên)

Bảng trên cho thấy, các NHTMCP niêm yết đều đã thực hiện tốt lộ trình tăng vốn điều lệ theo quy định của Chính phủ. Trong đó VCB, CTG, STB, ACB, EIB là

các NHTM có sự tăng trưởng vốn điều lệ một cách vượt bậc và vượt xa mức vốn điều lệ quy định, cho thấy các NHTM này đã cải thiện đáng kể năng lực tài chính và khả năng chống đỡ rủi ro. SHB và NVB có mức độ tăng vốn điều lệ chậm, thể hiện sự khó khăn trong việc huy động vốn và nguy cơ đối mặt với các rủi ro thanh khoản lớn hơn so với các NHTMCP niêm yết khác.

2.2.1.2. Hệ số CAR (tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu)

Tại Việt Nam, quy định cụ thể có liên quan đầu tiên đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là Quyết định 297/1999/QÐ-NHNN5 quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của NHTM. Tại quy định này, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được xác định là 8% nhưng phương pháp tính đơn giản và chưa phản ánh chính xác tinh thần Basel I. Ðến năm 2005, NHNN đã ban hành Quyết định 457/2005/QÐ-NHNN với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu vẫn là 8% nhưng phương pháp tính tốn đã tiếp cận tương đối toàn diện Basel I.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng TMCP niêm yết tại việt nam (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)